Bài 6 : CÁC NƯỚC ANH , PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
1. Anh:
a/ Kinh tế:
– Từ sau năm 1870 công nghiệp tụt xuống đứng thừ 3 thế giới.
– Nhiều công ty độc quyền về tài công nghiệp và tài chính ra đời chi phối nền kinh tế.
b/ Chính trị:
– Là nước quân chủ lập hiến, hai đảng bảo thủ và tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản
c/ Đối ngoại:
– Đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa.
* Đặc điểm: Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân.”
2. Pháp:
a/ Kinh tế:
– Từ năm 1870 kinh tế phát triển chậm lại đứng thứ 4 thế giới.
– Các công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế pháp.
* Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.”
b/ Chính trị:
– Thành lập nền cộng hoà thứ 3
– Thi hành chính sách đàn áp nhân dân.
– Tăng cường xâm lược thuộc địa
3. Đức:
a/ Kinh tế:
– Công nghiệp Đức phát triển nhanh đứng thứ 2 thế giới
– Các công ty độc quyền ra đời như luyện kim, than đá … chi phối nền kinh tế Đức.
b/ Chính trị:
– Là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang
– Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động
=>Đặc điểm: Đức là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”
4. Mĩ
a/ Kinh tế:
– KT phát triển nhanh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp
– Nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.
– Nông nghiệp: đáp ứng được nhu càu lương thực trong nước và xuất khẩu sang Châu Âu.
b/ Chính trị:
– Đề cao vai trò của tổng thống do 2 đảng- Đảng cộng hoà và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền.
-Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.
-Tăng cường xâm lược thuộc địa.