Bài 10: Trung Quốc ( tiếp theo )

Bài 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ  XIX –ĐẦU THẾ KỈ XX

(tiếp theo)

III. Cách mạng Tân Hợi 1911. 

* Tôn Trung Sơn và học thuyết  Tam dân:

– Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, đề ra học thuyết Tam dân nhằm: “Đánh đổ triều Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa…”

* Nguyên nhân:

– Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”, bán rẽ quyền lợi dân tộc.

* Diễn biến:

– Ngày 10-10-1911, Cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương.

– Ngày 29-12-1911, thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

– Tháng 2-1912, Tôn Trung Sơn mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải đồng ý nhường cho ông lên làm Tổng thống, cách mạng Tân Hợi chấm dứt.

* Ý nghĩa:

– Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đỗ chế độ phong kiến chuyên chế. Thành lập Trung Hoa Dân quốc.

– Tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển.

– Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

*  Hạn chế:

Cuộc cách mạng không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.