Bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX. Quốc tế thứ 2
1. Phong trào công nhân cuối TK XIX.
– Hoàn cảnh lịch sử: 30 năm cuối thế kỉ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ, mâu thuẫn giữa TS và VS ngày càng tăng, phong trào công nhân ở các nước diễn ra liên tục nhất là ở Anh, Pháp, Mĩ.
– Tiêu biểu: 1-5-1886, gẩn 40 vạn CN Si-ca-gô biểu tình
– Kết quả: Nhiều tổ chức chính trị độc lập của CN được thành lập.
2. Quốc tế thứ 2(1889-1914)
-Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ 2 được thành lập tại Pa-ri và thông qua những nghị quyết quan trọng; đấu tranh giành chính quyền, đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1.5 hằng năm là ngày quốc tế lao động
– Hoạt động: gồm 2 gđoạn: 1889->1895 và 1895->1914
– ý nghĩa: thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc của các nước.
Vai trò của Ăng –Ghen?
TL: Chuẩn bị chu đáo cho hội nghị thành lập quốc tế
– Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội
-Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế
+Lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.
Sự thành lập quốc tế 2 có ý nghĩa gì?
TL: Ý nghĩa:
+Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân,tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.
+ Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống,tiền lương,ngày lao động.
Vì sao quốc tế 2 tan rã?
TL: Ăng Ghen mất năm 1895 là tổn thất lớn của quốc tế 2 dẫn đến khuynh hướng cơ hội trong quốc tế thắng thế, nội bộ phân hoá dẫn đến quốc tế tan rã.