Bài 12 -NHẬT BẢN TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX
Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
I. CUỘC DUY TÂN CỦA MINH TRỊ 1868
* Nguyên nhân Minh Trị Duy Tân đất nước :
– Chế độ phong kiến suy thoái .
– Xã hội Nhật mâu thuẫn không đủ sức chống lại sự xâm nhập của Âu -Mỹ .
-Để thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược , Minh Trị Duy Tân đất nước .
* Nội dung cuộc Duy Tân :
– Về kinh tế :
+Thống nhất tiền tệ ; xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng …
– Về chính trị , xã hội : Xóa bỏ chế độ nông nô ; đưa quý tộc tư sản hóa và đạt tư sản lên nắm chính quyền .
– Về giáo dục giáo dục: bắt buộc , chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật , cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.
– Về quân sự : quân đội được tổ chức và huấn luyện tho kiểu phương Tây , công nghiệp đóng tàu chiến , vũ khí được chú trọng
* Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để .
* Kết quả :
– Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp .
– Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây.
– Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh .
Minh Trị
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC.
1. Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895):
Kinh tế Nhật bản phát triển mau lẹ là do nhờ số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc .
2. Nhật Bản không bị biến thành thuộc địa và trở thành một cường quốc công nghiệp do:
– Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa , tập trung công nghiệp , thương nghiệp và ngân hàng .
– Nhiều công ty độc quyền xuất hiện ( công ty Mít xưi và Mít su bi si làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp , đường sắt , tàu biển).
– Trên con đường chuyển sang giai đọan đế quốc chủ nghĩa , Nhật xâm lược thuộc địa mạnh mẽ , đến năm 1914 thuộc địa đã mở rộng rất nhiều ,từ dó gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là “chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”.
3. Sự mở rộng thuộc địa của Nhật từ dó gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt :
– 1872-1879: chiếm quần đảo Lưu cầu
– 1894-1895 : đại thắng trong chiến tranh Trung – Nhật:, Nhật chiếm Lữ thuận , Đài Loan, Liêu Đông.
– 1904-1905 : Nga bại trong chiến tranh Nga- Nhật:, Nhật chiếm Lữ Thuận , Nam đảo Xa kha lin.
– 1910: chiếm Triều Tiên.
– 1912: chiếm Mãn Châu.
-1914: chiếm Sơn Đông.
III. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG NHẬT.
– Do sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân .
– Được sự lãnh đạo của Đảng xã hội Dân chủ Nhật Bản và các nghiệp đòan .
– Anh hưởng của cách mạng Nga 1905
-Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động ngày càng dâng cao .
Một công xưởng của Nhật theo công nghệ phương Tây khoảng thập niên 1880.