Bài 7 ( tiếp theo )

BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX (tiếp theo)

II/ Phong trào công nhân nga và cuộc cách mạng 1905 -1907:

1/ Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga:

– Lê-nin sinh 22-4-1870, trong một gia đình nhà giáo tiến bộ, sớm tham gia phong trào cách mạng ,chống lại chế độ chuyên chế nga hoàng 

– Năm 1893 Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mác-xít .         

– Năm 1903, Lê-nin thành lập  Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua cương lĩnh cách mạng lật đổ TS xây dựng XHCN. 

2/ Cách mạng Nga 1905- 1907:

a. Nguyên nhân:

– Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt…

– Năm 1905-1907, Nga Hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật ,làm cho nhân dân chán ghét ,cách mạng Nga bùng nổ.

b. Diễn biến:

+ 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình đưa bản yêu sách đến Nga Hoàng nhưng bị đàn áp đẫm máu.

+ Tháng 5-1905 nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa  chủ phong kiến.

 + Tháng 6-1905, binh lính trên chiến hạm Pô-ten-kin khởi nghĩa.

+ Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va.

+ Đến năm 1907, cách mạng  Nga chấm dứt.

c. Kết quả:

– Sự đàn áp đẫm máu của kẻ thù, Giai cấp vô sản chưa có kinh nghiệm đấu tranh, nhưng làm lung lay nền thống trị của địa chủ và tư sản

d. Ý nghĩa:

+ Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng  XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau đó

 + Cách mạng 1905-1907, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc  ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.