Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX .
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công:
a. Nguyên nhân:
– Công nghiệp phát triển, công nhân bị bóc lột nặng nề, làm việc nhiều giờ trong điều kiện laođộng thấp kém, đồng lương thấp…
b. Hình thức đấu tranh:
– Đến đầu thế kỷ XIX: chuyển sang hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập các công đoàn để bảo vệ mình.
-Đầu tiên: Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840.
– 1831: công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, gảm giờ làm.
-1844: công nhân dệt ở Sơlêdin (Đức) khởi nghĩa chống sự hà khắc của chủ xưởng.
-Từ 1836-1847: phong trào hiến chương ở Anh
-> Có quy mô tổ chúc, mang tính chính trị rõ nét.
* Kết quả: Các cuộc đấu tranh đều thất bại nhưng đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.