Bài 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

Bài 3 :CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

I. Cách mạng công nghiệp:

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh:

a. Nguồn gốc:

– Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng ở Anh

b. Thành tựu:

– 1764: Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni

– 1769: Ac-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

– 1785: Et-mơn Cac-rai chế tạo ra máy dệt.

– 1784: Giêm-oát phát minh ra máy hơi nước

c. Tác dụng:

– Từ một nền sản xuất nhỏ thủ công sang một nền sản xuất lớn bằng máy móc.

– Từ một nước nông nghiệp,  Anh trở thành nước công nghiệp đứng đầu thế giới

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

– Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều khu công nghiệp, thành phố ra đời, cư dân đô thi tăng.

– Xã hội: Hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản.

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới:

1. Các cuộc cách mạng tư sản  thế kỷ XIX: không dạy theo điều chỉnh giảm tải

2. Sự xâm lược của tư bản phương tây đối với các nước Á, Phi:

a. Nguyên nhân:

– Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp nhu cầu về thị trường và nguyên liệu

của tư bản Anh, Pháp trở nên cấp thiết.

=>Chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh xâm lược

b. Sự xâm lược:

– Ở châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là đối tượng đáng chú ý nhất.

– Tại châu Phi: các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ,… đẩy mạnh xâu xé, biến toàn bộ châu lục này thành thuộc địa của mình.

c. Kết quả:

Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.