Bài 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)
I. Tình hình nước Pháp trước cách mạng:
1. Tình hình kinh tế:
– Nông nghiệp: lạc hậu, năng suất thâp, ruộng đất bỏ hoang mất mùa đói kém.
– Công thương nghiệp: phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm
2. Tình hình chính trị, xã hội:
– Chính trị: là nước quân chủ chuyên chế
– Xã hội: phân thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:
– Đại diện tiêu biểu cho trào lưu “Triết học Ánh sáng”:
+ Mông-te-xki-ơ
+ Rút-xô
+ Vôn-te
– Nội dung đấu tranh: ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản và lên án chế độ quân chủ chuyên chế.
-> Tác dụng: thúc đẩy cách mạng sớm nổ ra.
II. Cách mạng bùng nổ:
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế:
– Chế độ phong kiến suy yếu: nợ tăng cao, công thương nghiệp đình đốn
– Công nhân, thợ thủ công thất nghiệp, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng:
– 14.7.1789: Quần chúng tấn công chiếm pháo đài nhà tù Baxti.
->mở đầu cho sự thắng lợi của cách mạng Pháp.
III. Sự phát triển của cách mạng:
1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14.7.1789 – 10.8.1792):
– 8.1789: thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
2. Bước đầu của nền cộng hòa (21.9.1792 -2.6.1793):
-21-7-1793: vua Lu-I XVI bị xử tử vì tội phản quốc
3. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (2.6.1793-27.7.1794):
* Chính quyền Gia-cô-banh do Rô-be-spi-e đứng đầu đã thi hành các chính sách tiến bộ:
– Chính trị:
Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng.
– Kinh tế – xã hội: giải quyết những yêu cầu của nhân dân
+ Xóa bỏ nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến.
+ Chia ruộng đất cho nông dân
+ Quy định giá các mặt hàng cho dân nghèo…
– Quân sự: xây dựng đội quân cách mạng hùng hậu
IV. Ý nghĩa lịch sử cuả cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
-Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
-Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng phát triển đến đỉnh cao.