Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI
1. Một nền sản xuất mới ra đời:
2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI:
a. Nguyên nhân:
Vương quốc Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển nền kinh tế TBCN ở Nêđéc lan
b. Diễn biến:
– Tháng 8/1566 nhân dân nê đéc lan đấu tranh mạnh mẽ chống lại vương quốc Tây Ban Nha
– 1581 các tỉnh Miền Bắc thành lập “các tỉnh Liên Hiệp” ( cộng hòa Hà Lan)
– 1648, thực dân Tây Ban Nha phải công nhận nền độc lập của Hà Lan
c. Ý nghĩa:
– Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
II. Cách mạng Anh thế kỷ XVII
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
– Nhiều công trường thủ công ra đời
– Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính hình thành tiêu biểu là Luân Đôn
– Xuât hiện tầng lớp quý tộc mới
=> Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ ngày càng gay gắt
2. Tiến trình cách mạng:(đọc thêm)
3. Tính chất, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII:
-Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
– Tính chất: CM Anh là cuộc cách mạng không triệt để.
III. Chiến trành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh:
* Tình hình các thuộc địa:
– Từ TK XVII- TK XVIII, thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
– Đây là vùng đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển theo hướng tư ban chủ nghĩa
* Nguyên nhân:
– Thực dân Anh tìm cách kìm hãm sự phát triển kinh tế 13 bang thuộc địa.
-> Cư dân thuộc địa mâu thuẫn gay gắt với chính quốc.
2. Diễn biến cuộc chiến tranh:(đọc thêm)
3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
a. Kết quả:
– Anh thừa nhận nền độc lập của Bắc Mĩ và Hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kì – USA) ra đời.
– Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, qui định Mĩ là nước Cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống.
b. Ý nghĩa:
– Là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị thực dân, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
– Là cuộc cách mạng không triệt để.