Bài 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PARI 1871

Bài 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PARI 1871 

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Kiến thức

– Nắm được hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất. Qua đó nhận thấy sự ra đời của Quốc tế thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế và những đóng góp tích cực C.Mác và Ăngghen.

– Nắm được sự thành lập của công xã pari và những thành tích to lớn của Công xã.

– Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Pari.

2. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.

3. Kỹ năng

– Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

– Kỹ năng về đọc sơ đồ bộ máy Công xã Pari.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Dẫn dắt vào bài mới:

  Trong tiến trình phát triển của phong trào công nhân Quốc tế ở thế kỷ XIX, sự ra đời của Quốc tế thứ nhất và sự thành lập Công xã Pari là những mối quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân để hiểu hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất như thế nào? Sự thành lập của công xã Pari và những thành tựu to lớn của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã ra sao, bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi nêu trên.

I. QUỐC TẾ THỨ NHẤT

1. Hoàn cảnh ra đời.

– Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột.

– Đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản.

– Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

– Ngày 28/9/1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

2. Hoạt dộng của Quốc tế thứ nhất.

– Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ Đại hội. Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

– Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất:

Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

* Vai trò:

+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa mác trong phong trào công nhân quốc tế.

+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng của vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin đấu tranh giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.

II. CÔNG XÃ PARI 1871

1. Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 và sự thành lập công xã

– Nguyên nhân:

+ Mâu thuẫn vốn có của xã hội tư  bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh.

+ Sự thất bại của Pháp trong cuộc đấu tranh Pháp – Phổ làm cho nguyên nhân căm phẫn chế độ thống trị tiến tới lật đổ đế chế II.

+ Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu hàng Đức để đàn áp quần chúng.

-> Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871

Diễn biến:

+ Ngày 18/3/1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố, thành lập công xã. Lần đầu tiên trên thế giới chính phủ thuộc về giai cấp vô sản.

+ Toán quân chính phủ phải tháo chạy về Vecxai, chính quyền giai cấp tư sản bị lật đổ.

2. Công xã Pari – Nhà nước kiểu mới.

– Ngày 26/3/1871 công xã được thành lập, cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

– Những việc làm của công xã:

+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏi trường học.

+ Thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm…

– Công xã Pari là một Nhà nước kiểu mới do dân và vì dân.

– Công xã Pari để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản: Tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân…