Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

6. Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

6.1. Anh

a. Kinh tế

– Phát triển chậm lại ,mất dần vị trí độc quyền công nghiệp tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức).

– Chú trọng đầu tư vào thuộc địa.

– Đầu thế kỷ 20 xuất hiện các công ty độc quyền  -> Anh chuyển sang giai đoạn CNĐQ.

b. Chính trị

– Chính trị: Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến, với 2 đảng Tự do & Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

– Đối ngoại: Xâm lược, thống trị & bóc lột thuộc địa-> Đặc điểm: CNĐQ thực dân(mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh)

6.2. Pháp

a. Kinh tế

– Công nghiệp phát triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới.(sau mĩ, Đức, Anh).

– Đầu thế kỷ 20 phát triển 1 số nghành CN mới: điện khí, hoá chất…

– Tăng cường xuất khẩu TB ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi.-> CNĐQ Pháp là CNĐQ cho vay lãi

– CNĐQ Pháp phát triển với sự ra đời của các công ty độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế Pháp

b. Chính trị

– Thể chế cộng hoà.

– Quan hệ trong nước căng thẳng.

– Tăng cường xâm chiếm thuộc địa

6.3. Mỹ

a. Kinh tế

– Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 Mĩ đã phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới.

– SXCN phát triển vượt bậc hình thành các tổ chức độc quyền lớn các Tơ rơt->Mĩ chuyển sang giai đoạn ĐQCN

b. Chính trị

– Thể chế cộng hoà, quyền lực tập trung trong tay tổng thống.Do 2 đảng: Cộng hoà & dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành c/s đối nội, đối ngoại phục vụ quyền lợi của g/c TS.

– Tăng cường xâm lược thuộc địa

6.4. Đức

a. Kinh tế

– Phát triển nhanh chóng (công nghiệp) đứng thứ 2 thế giới. Hình thành các tổ chức độc quyền -> Chuyển sang giai đoạn CNĐQ

b. Chính trị

Theo thể chế liên bang do quý tộc liên minh với tư bản độc quyền lãnh đạo. Thi hành c/s phản động & hiếu chiến.-> Đặc điểm: là CNĐQ quân phiệt & hiếu chiến