Các nước Á-Phi-Mỹ latinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ( Ôn tập Lịch Sử 10 )

5. Các nước Á-Phi-Mỹ latinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

5.1. Đặc điểm chung

– Đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

– Có nền kinh tế lạc hậu

– Giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên

– Đều nằm ở vị trí chiến lược về quân sự

5.2. Châu Á

a. Trung Quốc

a.1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

– Thế kỉ XVIII các nước đế quốc đi đầu là Anh đòi Mãn Thanh “mở cửa” để buôn bán thuốc phiện.

– 1840 Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ(6.1840- 8. 1842) Anh nhảy vào Trung Quốc.Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh 1842 phải chấp nhận các điều khoản thiệt thòi: bồi thường chiến phí (21triệus bảng) mở cửa …. Đây là mốc mở đầu quá trình biến T Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nữa phong kiến. Cuối thế kỷ XIX các nước đế quốc Đức, Pháp, Nga, Nhật chia nhau Trung Quốc.

a.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân TQ .  

– Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851- 1864):

+ 1.1.1851 Hồng Tú Toàn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa Kim Điền ( Quảng Tây) sau đó lan rộng khắp cả nước

+Quân KN đã xây dựng được chính quyền (Thiên Kinh), thi hành nhiều Chính sách tiến bộ.

+ 19.7.1864 Mãn Thanh tấn công Thiên Kinh đàn áp phong trào => Cuộc khởi nghĩa thất bại.

– Phong trào Duy tân (theo khuynh hướng dân chủ tư sản)

Trước nguy cơ bị xâm lược một số nhân vật tiến bộ thuộc giới sĩ phu T Quốc chủ thương tiến hành cải cách để cứu vãn tình thế .Đó là cuộc vận động Duy Tân do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo được sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự nhưng phong trào nhanh chóng thất bại

– Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

 + 1899 bùng nổ ở Sơn Đông và nhanh chóng lan rộng đến Bắc Kinh.

 + 1900 liên quân 8 nước tấn công đàn áp phong trào và tiến vào Trung Quốc.

 + Mãn Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901) với ĐQ => Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

– Cách mạng Tân Hợi (đây là 1 cuộc cách mạng tư sản):

Nguyên nhân:

 + Nhân dân T.Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến

+ Duyên cớ: do chính quyền nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho ĐQ, bán rẻ quyền lợi dân tộc” p trào giữ đường bùng nổ.Nhân cơ hội đó ĐMHội phát động đấu tranh

Diễn Biến:

 + 10.10.1911 Khởi nghĩa ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng khắp miền Trung, Nam T.Quốc.

 + 29.12.1911 Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống . Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh thành lập Trung Hoa Dân quốc.Trước thắng lợi của cách mạng ,tư sản thương lượng với nhà Thanh (Viên Thế Khải)

 + 12.2.1912 Vua Thanh (Phổ Nghi) thoái vị .TTSơn buộc phải từ chức

 + 06.3.1912 Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc => Cách mạng chấm dứt.

Tính chất,ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi :

Tính chất: CM mang tính chất là cuộc CM dân chủ tư sản không triệt để

Ý nghĩa: Chấm dứt chế độ PK lỗi thời mở đường cho CNTB phát triển.  CM đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước ở Châu Á

b. Ấn Độ.

b.1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

– Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu → các nước phương Tây chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm lược

– Kết Quả :Đến giữa thế kỷ XIX, TD Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.

b.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

– Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

 + Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập.

 + Chủ trương: Từ(1885- 1905)Đảng đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách….

 + Do thái dộ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái:Ôn hòa và phái Cực đoan(cấp tiến)

-> Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh. Đầu TK XX TD Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc đại, bắt phái cấp tiến.

 – Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.

 + Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.

 +Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào (bãi công của công nhân Bombay 1908).6.1908 TD Anh bắt Ti Lắc kết án 6 năm tù ,công nhân Bom bay đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc

-> Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ tuy nhiên chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho phong trào tạm ngừng.

c. Đông Nam Á

c.1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

– Từ TK XV,XVI-XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia.

– Từ giữa TK XVI TBN xâm lược Philippin. Từ(1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ

– TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia + Xingapo) đầu TK XX

– TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX

– Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh chấp vẫn giữ được độc lập

c.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á 

– In Đô Nê Xi a:

Cuối thế kỷ 19 phong trào đấu tranh GPDT  phát triển mạnh với nhiều tầng lớp tham gia: tư sản, nông dân, công nhân.

– Phi lip pin: Không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc.

– Cam Pu Chia: K/n  của A Choa xoa, của nhà sư Pu Côm Bô

-Lào: Pha ca Đuốc lãnh đạo cuộc đấu tranh ở Sa van Na Khét & cuộc k/n của nhân dân cao nguyên Bô lôven.

– Việt Nam: Phong trào cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế

5.2. Châu Mỹ latinh

a. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

– Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-Tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

– Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động,dã man,tàn khốc

   + Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền

   + Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên

-> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt

b. Sự đấu tranh của nhân dân châu Mỹ latinh

– Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX nhân dân các nước Mĩ Latinh nổi dậy đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Cuối TK XVIII bùng nổ cuộc đấu tranh của nhân dân Haiti (1791)” 1804 giành thắng lợi HaiTi trở thành nước Cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ

– Trong những năm đầu TK XIX phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi quyết liệt các quốc gia độc lập ra đời : Mêhicô (1821),Achentina(1816), Urugoay(1828), Paragoay(1811), Braxin(1822), Cô lôm bia (1830), Êcuađo(1830)

-> Đầu TK XX hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập trừ một số vùng đất nhỏ.

c. Sự bành trướng của Hoa Kỳ

– Những năm đầu TK XX Mĩ đã tiến hành nhiều biện pháp và biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

– Thủ đoạn thực hiện:

  + Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ”1823, thành lập tổ chức “Liên Mĩ”.

  + Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh.

  + Thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đôla để khống chế Mĩ La-tinh.(biên giới đồng đôla mềm)

-> Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ

 5.4. Châu Phi

a. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

– Anh: chiếm Nam Phi, Ni-giê-ri-a, đông Phi, Kê-ni-a, Xô-ma-li, U-gan-đa v.v….

– Pháp: chiếm Tây Phi, Ma-đa-gat-ca, Xô-ma-li, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra, An-giê-ri v.v

– Đức: chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam phi, Tan-da-ni-a, v.v….

– Bỉ: chiếm Công –gô

– Bồ Đào Nha: chiếm Mô-dăm-bich,

-> Đầu TK XX việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở C.Phi đã căn bản hoàn thành

b. Sự đấu tranh của nhân dân châu Phi

– 1837- 1870: cuộc khởi nghĩa của Áp đen ca de ở Angiêri thu hút đông đảo ND tham gia ” thất bại

 – 1879- 1882: ở Ai cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” ” thất bại

– 1882- 1898 :Muhamet Átmet đã lạnh đạo ND Xu Đăng chống TD Anh ” thất bại

– 1889 :Nhân dân Êtiôpia tiến hành kháng chiến chống TD Italia. 1.3.1896 Italia thất bại .Êtiôpi gữa được độc lập cùng với Libêria là những nước Châu phi giữa được độc lập ở cuối TK XIX đầu TK XX 

-> Nhận xét chung: Nổ ra liên tục ,sôi nổi hầu hết đều thất bại . Do chênh lệch lực lượng ,trình độ tổ chức thấp bị Thực dân  đàn áp.