Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác ( ôn tập Sử 10 )
3. Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác
3.1. Phong trào công nhân trước khi chủ nghĩa Mác ra đời.
a. Phong trào đập phá máy móc.
Nguyên nhân: Giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột nặng nề, phải lao động nặng nhọc trong nhiều giờ, tiền lương thấp, lệ thuộc vào máy móc.
-> Đập phá máy, đốt công xưởng & bãi công: Đòi tăng lương , giảm giờ làm.
b. Phong trào công nhân 1830- 1840 : chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác dưới nhiều hình thức khác nhau: khởi nghĩa vũ trang, bãi công, chính trị
– Năm 1831 -1834 công nhân dệt tơ thành phố Li Ông ở Pháp khởi nghĩa .
– Năm 1844 công nhân vùng Sơ Lê Din ( Đức) khởi nghĩa.
– Năm 1836 -1847 phong trào Hiến chương ở Anh
-> Phong trào công nhân bị thất bại vì bị đàn áp, chưa có lý luận cách mạng đúng đắn. Song đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho lý luận CM ra đời
3.2. Chủ nghĩa Mác.
a. Tiền đề chủ nghĩa Mác.
Chủ nghĩa Mác (Mark) là sự kế thừa có bổ sung của chủ nghĩa duy vật của Feuerbach và phép biện chứng của Hegel, chủ nghĩa kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa kinh điển Đức, chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng của Saint-simon, Rút-xô…=> Tạo điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác
b. Hoàn cảnh chủ nghĩa Mác.
Trong những năm 30-40 của thế kỷ XIX. Phong trào đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức phát triển mạnh mẽ, đã thành lập một tổ chức bí mật “Đồng minh những người chính nghĩa” sau cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”=> Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.
2/1848 Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời
c. Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
– Lời mở đầu nêu mục đích và nguyện vọng của những người cộng sản
– Tuyên ngôn nên rõ quy luật phát triển của xã hội loài người, là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
– Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”
d. Ý nghĩa của chủ nghĩa Mác.
– Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học
– Là cơ sở lý luận cho phong trào công nhân quốc tế và phong trào cộng sản
3.3. Công xã Pari 1871.
a. Hoàn cảnh.
Năm 1870 Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ Pháp thất bại. Ngày 4/9/1870 Nhân dân Pa Ri đứng lên khởi nghĩa.
– Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập ( chính phủ vệ quốc).
– Chính phủ tư sản vội vã đầu hàng Đức.
– Nhân dân chống lại sự đầu hàng của TS, đứng lên bảo vệ tổ quốc.
b. Diễn biến.
– Ngày 18 -3-1871 quần chúng Pa Ri tiến hành khởi nghĩa.
– Ngày 26-3-1871 tiến hành bầu cử hội đồng công xã
– Ngày 28-3-1871 hội đồng công xãs được thành lập.
– Đầu tháng 4 quân Véc-xai tấn công Paris
– Đầu tháng 5 pháo đài Tây và Nam bị quân Véc-xai chiếm
– 20/5/1871: Chi-e tấn công vào thành phố, cuộc chiến diễn ra ác liệt
– 27/5/1871: Trận chiến cuối cùng diễn ra ở nghĩa địa Cha-se-dơ
– 28/5/1971: Công xã Pari chìm trong biển máu, lịch sử gọi là “tuần lễ đẫm máu”
c. Nội dung của công xã.
– Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là HĐCX, vừa ban bố pháp luật vừa lập ra các uỷ ban thi hành pháp luật.
– HĐCX đã ban bố & thi hành nhiều c/s tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân:
Chính trị: Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, giải tán quân đội & bộ máy cảnh sát cũ thành lập lực lượng vủ trang & an ninh nhân dân.
Kinh tế: Giao quyền làm chủ xí nghiệp cho công nhân, quy định lương tối thiểu , chế độ lao động, xoá nợ hoặc hoãn nợ cho nhân dân.
Giáo dục: Thi hành c/s giáo dục bắt buộc.
-> Chứng tỏ CXPR là Nhà nước kiểu mới
d. Ý nghĩa công xã Pari.
Công xã đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động trên toàn thế giới đấu tranh
3.4. Quốc tế thứ nhất.
a. Hoàn cảnh.
– Trong những năm 1848-1849 đến những năm 1870: mặc dù bị đàn áp dã man nhưng phong trào đấu tranh của nhiều nước châu Âu phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là khởi nghĩa 23/6/1848 của nhân dân lao động Paris (Pháp)=> Qua các cuộc đấu tranh, giai cấp vô sản dần dần nhận thức rõ hơn về giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản
– 28/9/1864: Hội liên hiệp lao động Quốc tế được thành lập (Quốc tế thứ I). Mác trở thành linh hồn của quốc tế I
b. Nội dung.
– Truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân
– Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển
– Đấu tranh chống các tư tưởng phi vô sản của phái Phơ-ru-đông và Ba-vô-din
-> 25 chi bộ của công nhân quốc tế được thành lập ở hầu hết các nước Châu Âu. Quốc tế thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị to lớn như đòi làm 8 giờ/ngày, lập công đoàn, xây dựng chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và hầm mỏ…
3.5. Quốc tế thứ hai.
a. Hoàn cảnh.
– Cuối thế kỷ 19 phong trào CN phát triển như cuộc đấu tranh của công nhân ở Luân Đôn (Anh) 1889, của công nhân Pari (1893) và đặc biệt là của công nhân Chicago ngày 1/5/1886 , nhiều tổ chức,chính đảng của CN ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883)=> Đòi hỏi thành lập 1 tổ chức quốc tế mới trở nên cấp thiết.
– 14/7/1889 Nhân kỷ niệm 100 năm ngày nhà ngục Baxti, 400 đại biểu của 22 nước họp tại Paris quyết định thành lập Quốc tế thứ 2
b. Nội dung.
– Mục tiêu: Đấu tranh đòi quyền làm 8 giờ/ngày, lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày đoàn kết biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới (ngày Quốc tế lao động)
– 1889-1895: Thông qua các nghị quyết quan trọng qua các kỳ đại hội.
– 1895 –1914: Sau khi Ăng Ghen mất, QT 2 đã bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn-> QT2 phân hoá &tan rã, từ đây đấu tranh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác thuộc về Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với lãnh tụ Lê-nin.
3.6. Quốc tế thứ ba.
a. Hoàn cảnh.
– Hậu quả của cuộc chiến tranh TG 1 và tác động của cách mạng tháng Mười Nga làm bùng nổ cao trào cách mạng ở các nước tư bản từ 1918 – 1923.
– Phong trào đấu tranh đòi công bằng dân chủ, những yêu sách về kinh tế và ủng hộ nước Nga Xô viết.
– Không giành được thắng lợi nhưng phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào công nhân.
– Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo
b. Nội dung.
– Tháng 3.1919 Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản được tiến hành ở Mát-xcơ-va.
– Hoạt động: Chủ yếu thông qua các đại hội, quan trọng nhất là Đại hội II và Đại hội VII.
– Đóng góp: Lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, để lại nhiều bài học cho phong trào công nhân và sự nghiệp GPDT
– Năm 1943 Quốc tế Cộng sản tự tuyên bố giải tán vì thế giới có nhiều thay đổi và sự chỉ đạo chung không còn phù hợp