7. Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
7.1. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 (1871-1914)
a. Tiền đề của cuộc CMKHKT
– Do nhu cầu sản xuất và phát triển
– Sự phát triển của CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
b. Thành tựu
– Cách mạng công nghiệp lần hai gắn liền với quá trình điện khí hóa mà những nhà tiên phong là Nikola Tesla, Thomas Alva Edison, George Westinghouse và sự áp dụng quản lý dựa trên cơ sở khoa học bởi Frederick Winslow Taylor.
– Phát minh máy sản xuất giấy cuộn từ đầu của thế kỷ 19. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng chứng kiến xuất hiện của kỹ thuật in Linotype và Monotype.
Quy trình làm giấy từ bột gỗ thay thế nguyên liệu là bông và lanh vốn là những nguồn hạn chế. Sự truyền bá kiến thức ở nước Anh, ít nhất, cũng là kết quả của việc xóa bỏ thuế giấy trong thập kỷ 1870 khuyến khích sự phát triển của báo chí và các tạp chí kỹ thuật nhờ làm rẻ chi phí in ấn.
– Sự xuất hiện của động cơ đốt trong
7.2. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 3 (hậu công nghiệp)
a. Tiền đề
– Do nhu cầu sản xuất
– Do nhu cầu chiến tranh
– Do nhu cầu giải quyết vấn đề hiện tại như ô nhiễm môi trường, đô thị hóa
– Thành tựu của cuộc CMKHKT lần 2
b. Thành tựu
– Chế tạo ra các nguyên liệu mới như polyme, cáp quang, sứ dẫn nhiệt….
– Chế tạo ra dòng máy tính để bàn trong thập niên 1970
– Tìm ra cấu trúc phân tử AND, lai tạo thành công nhiều giống thực vật mới=> tạo nên cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp
– Đưa con người lên vũ trụ 1969