Bài 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

Chương 3: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

(Từ đầu thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)

Bài 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

MỤC TIÊU BÀI HỌC

          Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Kiến thức

– Nắm được sự ra đời và tình cảnh của giai cấp công nhân công nghiệp, qua đó giúp các em hiểu được cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản lớn mạnh dần. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản đã này sinh và càng gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau.

– Nắm được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những mặt tích cực và hạn chế của hệ tư tưởng này.

2. Tư tưởng, tình cảm

– Giúp HS nhận thức sâu sắc được quy luật “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.

– Thông cảm và thấu hiểu được tình cảnh khổ cực của giai cấp vô sản.

3. Kỹ năng

– Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử nói về đời sống của giai cấp vô sản công nghiệp, những hạn chế trong cuộc đấu tranh của họ. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tư tưởng xã hội không tưởng.

– Kỹ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Dẫn dắt vào bài mới:

          Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư bản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu thời kỳ cận đại. Cùng với đó, một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời – chủ nghĩa xã hội không tưởng. Giai cấp công nhân ra đời và đời sống của họ ra sao? Nội dung những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? Để nắm và hiểu những nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời câu hỏi trên.

1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.

+ Chủ nghĩa tư bản ( tư sản hình thành trên cơ sở như chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, chủ đồn điền) ra đời và phát triển thì xã hội phân chia thành 2 lực lượng lớn đối lập nhau về quyền lợi: Giai cấp tư sản và vô sản.

+ Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ nông dân, mất ruộng đất, phải đi làm thuê trong các công xưởng nhà máy. Thợ thủ công phá sản cũng thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh.

– Đời sống của giai cấp công nghiệp:

+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.

+ Lao động vất vả nhưng lương chết đói, luôn bị đe doạ sa thải.

– Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.

– Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thức đấu tranh tự phát.

– Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.

– Tác dụng:

+ Công nhân tích luỹ thêm được kinh nghiệm đấu tranh.

+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.

+ Thành lập được tổ chức công đoàn.

2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX.

– Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Liông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.

– Năm 1834 thợ tơ ở Liông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hoà.

– Ở Anh từ năm 1836 – 1848 diễn ra phong trào “Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm”.

– Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơlêđin khởi nghĩa.

– Kết quả: tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.

– Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.

– Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

– Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó.

+ Bóc lột tàn nhẫn người lao động.

+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột.

– Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanhximông, Phuriê và Ô oen.

– Tích cực:

+ Nhận thức được mặt trái cỉa chế độ tự sản là bóc lột người lao động.

+ Phế phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.

– Hạn chế:

+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.

+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.

– Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.