Bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỮA ĐẦU THẾ KỶ 

Bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỮA ĐẦU THẾ KỶ VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CUA NHÂN DÂN

MỤC TIÊU BÀI HỌC

– Giúp HS hiểu đầu thế kỷ XIX tình hình chính trị, xã hội Việt Nam dần dần trở lại ổn định, nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.

– Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan lại sa đoạ, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

– Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.

NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Tình hình xã hội và đới sống của nhân dân:

– Nhà Nguyễn lên ngôi sau một giai đoạn nội chiến ác liệt, tình hình chính trị – xã hội phức tạp, chế độ phong kiến đang trên bước đường suy tàn. Bản thân nhà Nguyễn lại đại diện cho tập đoàn phong kiến thống trị cũ. Vì vậy đã chủ trương duy trì tình trạng kinh tế xã hội cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình.

– Trong bối cảnh Lịch sử đó các giai cấp trong xã hội Việt Nam không có gì thay đổi song tình hình các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội ít nhiều có sự biến đổi.

* Xã hội:

– Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:

+ Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.

+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.

– Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.

– Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.

* Đời sống nhân dân:

– Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng.

+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.

+ Chế độ lao dịch nặng nề.

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên.

-> Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.

=> Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ các cuộc đấu tranh.

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH

– Ở những thời kỳ trước chúng ta đã từng được chứng kiến những cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình phong kiến thường diễn ra ở mỗi thời đại, còn dưới thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân ta có đặc điểm gì khác với trước? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

– Nửa đầu thế kỉ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cucô5 khởi nghĩa.

– Tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ năm 1821 ở Sơn Nam Hạ (Thái Bình) mở rộng ra hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp.

+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hoà – Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng yên đến năm 18 bị đàn áp.

+ Năm 1833 một cuộc nổi dậy của binh lính do lê văn Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên An  (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ ® năm 1835 bị dập tắt.

– Đặc điểm:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

+ Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

III. ĐẤU TRANH CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI

– Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.

+ Ở phía bắc: Có cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng (1833 – 1835) do Nông Văn Vân lãnh đạo.

+ Ở phía Nam: Có cuộc khởi nghĩa của người Kh’me ở miền Tây Nam Bộ.

-> Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta..

Tóm lại tình hình nước ta dưới thời Nguyễn như sau: Dưới thời Nguyễn mặc dù triều đình đã cố gắng ổn định nền thống trị, và đã có cống hiến nhất định trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá, song trong bối cảnh thế giới và đất nước đặt ra những thách thức, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn đã không đáp ứng và làm cho các mâu thuẫn xã hội càng gian tăng, phong trào đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm cho xã hội Việt Nam thời Nguyễn, như một học giả phương tây nhận xét: “đang lên cơn sốt trầm trọng”.