Bài 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

Bài 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được:

– Nước Việt Nam có Lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.

– Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức Nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hoá tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.

– Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ Quốc.

NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Các thời kỳ phát triển và xây dựng đất nước:

ND  chủ yếu          

Thời kỳ   

Chính trịKinh tếVH-GDXã hội
Thời kỳ dựng nước VII TCN – II TCN (Từ thế kỷ I – X bị phong kiến phương Bắc đô hộ – Bắc thuộc)– Thế kỷ VII TCBN – II TCN Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thành lập ở Bắc Bộ Þ Bộ máy Nhà nước quân chủ còn sơ khai.

– Thế kỷ II TCN ở Nam Trung bộ lâm ấp, Chăm pa ra đời.

– Thế kỷ I TCN quốc gia Phù Nam ra đời ở Tây nam Bộ.

– Nông nghiệp trồng lúa nước.

– TCN dệt, gốm, làm đồ trang sức.

– đời sống vật chất đạm bạc, giản dị, thích ứng với tự nhiên.

– Tín ngưỡng: Đa phần.

– Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, chất phát.

– Giáo dục từ năm 1070 được tôn vinh ngày càng phát triển.

– Quan hệ vua tôi gần gũi, hoà dịu.
– Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập X – XV, giai đoạn đất nước bị chia cắt XVI – XVIIITCN Nhà nước quân chủ phong kiến ra đời Þ thế kỷ XV hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

– Chiến tranh phong kiến Þ đất nước chia cắt làm 2 miền: Đàng Trong, Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng.

Þ Nền quân chủ không còn vững chắc như trước.

– Nhà nước quan tâm đến sản xuất Þ nông nghiệp.

– TCN – TN phát triển.

– Đời sống kinh tế của nhân dân được ổn định.

– Thế kỷ XVII kinh tế phục hồi.

+ NN: ổn định và phát triển nhất là ở Đàng Trong.

+ Kinh tế hàng hoá phát triển mạnh giao lưu với nước ngoài mở rộng tạo điều kiện cho các đô thị hình thành, hứng khởi

– Nho giáo, Phật giáo thịnh hành, Nho giáo ngày càng được đề cao.

– Văn hoá chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.

– Nho giáo suy thoái, Phật giáo được phục hồi. Đạo Thiên Chúa được truyền bá.

– Văn hoá tín ngưỡng dân gian nở rộ.

– Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng suy giảm.

– Quan hệ xã hội chưa phát triển thành mâu thuẫn đối kháng.

– Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở hai Đàng khủng hoảng Þ phong trào nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phong trào công nhân Tây Sơn.

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX– Năm 1820 nhà Nguyễn thành lập duy trì bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Song nền quân chủ phong kiến đã bước vào khủng hoảng suy vong.– Chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu kém phát triển.– Nho giáo được độc tôn.

– Văn hoá giáo dục có những đóng góp đáng kể.

– Sự cách biệt giữa các giai cấp càng lớn, mâu thuẫn xã hội tăng cao đầu tranh liên tục bùng nổ..

II. Cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

Tên cuộc đấu tranhVương triềuLãnh đạoKết quả
Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)Tiền Lê– Lê Hoàn– Thắng lợi nhanh chóng
Kháng chiến chống Tống thời LýThời Lý– Lý Thường Kiệt– Năm 1077 kết thúc thắng lợi
Kháng chiến chống Mông – nguyên (thế kỷ XIII)Thời Trần– Vua Trần (lần I)

– Trần quốc Tuấn (lần II – III)

Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi.
Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1407 – 1427Thời Hồ– Kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo.

– Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo.

– Lật đổ ách thống trị của nhà Minh giành lại độc lập
Kháng chiến chống quân Xiêm 1785Thời Tây Sơn– Nguyễn Huệ– Đánh tan 5 vạn quân Xiêm
Kháng chiến chống quân ThanhThời Tây Sơn– Vua Quang trung (Nguyễn Huệ)– Đánh tan 29 vạn quân Thanh