Bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII

Bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh nắm được:

– Ở thế kỷ XVI – XVIII văn hoá Việt Nam có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời.

– Trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không được như thời Lý – Trần. Bên cạnh đó xuất hiện một tôn giáo mới: Thiên chúa giáo (Đạo Kitô).

– Văn hoá – nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực của thế kỷ mới, trong lúc đó tình hình phát triển một trào lưu văn học – nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hoá mang đậm màu sắc nhân dân.

– Khoa học, kỹ thuật có những chuyển biến mới.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Ở thế kỷ XVI – XVIII Nhà nước phong kiến có những biến đổi lớn, sự phát triển của kinh tế hàng hoá và giao lưu với thế giới bên ngoài đã tác động lớn đến đời sống văn hoá của nhân dân ta ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thể hiện được tình hình văn hoá ở các thế kỷ XVI – XVIII và những điểm mới của văn hoá Việt Nam thời kỳ này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 24.

I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO .

– Thế kỉ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

– Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

– Thế kỉ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

– Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

-> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC

1.  Giáo dục

– Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Đàng trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.

+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vân4 là Tứ thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kìm hãm sự phát triển kinh tế.

+ Văn học chữ Hán rất phát triển.

+ Đã có văn học chữ Nôm song chưa phổ biến.

+ Nội dung văn học thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

2.  Văn học

– Nho giáo suy thoái -> văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

– Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan.

– Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

– Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC – KỸ THUẬT

1. Nghệ thuật

– Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.

– Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính đại phương.

2. Khoa học – kỹ thuật

+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

+ Về kỹ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kỹ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.