Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Tây – Hy Lạp và Rô Ma

Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HY LẠP VÀ RÔMA

Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1 mục 2; Tiết 2 giảng mục 3.

Giới thiệu chung:

Hy Lạp và Rôma bao gồm nhiều đảo nhỏ, nằm trên bờ Bắc Địa Trung Hải. Địa Trung Hải giống như cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ  rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển.

Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rôma đã phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn hoá rất rực rỡ. Để hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại Hy lạp, Rôma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hoà ra sao? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân cổ đại Hy lạp, Rôma để lại cho loài người?  Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời cho những vấn đề trên.

 Nội dung bài học:

1. Thiên nhiên và đời sống của con người.

– Hy Lạp, Rôma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:

+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.

+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.

-> Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ có tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ thuật cao hơn và toàn diện (sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ).

2. Thị quốc Địa Trung Hải

– Thị Quốc: Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành Nhà nước (Thị quốc).

– Tổ chức của thị quốc: Chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vẫn động, nhà hát và quan trọng là có bến cảng.

Câu hỏi ?

Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So sánh với phương Đông?

– Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quý tộc (Không chấp nhận có vua ) mà có Đại hôị công dân, Hội đồng 500 như ở Aten, tiến bộ hơn ở phương Đông (quyền lực nằm trong tay quý tộc mà cao nhất là vua) ,… mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.

Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?

– Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rôma: Đó là nền dân chủ chủ nô (phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã hội vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nô lệ).

Pêriclet là ai? Là người thế ào? Tại sao người ta lại tạc tượng ông?

Ông là người anh hùng chỉ huy đánh thắng Ba Tư, có công xây dựng Aten thịnh vượng đẹp đẽ. Trong xã hội dân chủ cổ đại, hình tượng cao quý nhất là người chiến sĩ bình thường, gần gũi thân mật, được đặt ở quảng trường để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ.