Tiết 2. (Dành cho mục văn hoá cổ đại hy lạp và Rôma )
Lời dẫn:
Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ người ta gọi đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm cho thời cổ đại và chế độ chiếm hữu nô lệ chấm dứt. Nhưng cũng ở thời kỳ đó, dựa vào trình độ phát triển cao về kinh tế công thương và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã để lại cho nhân loại một nền văn hoá rực rỡ. Những thành tựu đó là gì, tiết học này sẽ giúp các em thấy được những giá trị văn hoá đó.
3. Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma
a. Lịch và chữ viết.
– Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C, … lúc đầu có 20 chữ cái, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
– Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: đây là cống hiến lớn lao của cư dân địa Trung hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học.
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
– Khoa học đến thời Hy lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành địa lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
c. Văn học
– Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
– Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin, …
– Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất “người”, rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: “Thanh thoát… làm say mê lòng người là kiệt tác của muôn đời”.