HSG Văn » HSG Văn 10 » Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 10: Văn học dân gian
Lượt xem ( 2024): 28
Bài 10: Văn học dân gian
Câu 1. Dòng nào sau đây không nằm trong định nghĩa văn học dân gian?
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
- Văn học dâ gian hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể
- Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng
- Khi người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của người trí thức
Câu 2. Qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” có thể thấy Đam Săn thuộc kiểu nhân vật gì?
- Nhân vật anh hùng sử thi
- Nhân vật anh hùng chiến trận
- Nhân vật anh hùng văn hóa
- Cả 1, 2 và 3
Câu 3. Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đam Săn có những phẩm chất gì?
- Trọng danh dự
- Gắn bó với hạnh phúc gia đình, có sức khỏe và tài nghệ phi thường
- Thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc
- Cả 3 ý trên
Câu 4. Trích đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây” đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng nào của sử thi để tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật?
- Phép trùng điệp
- Phép so sánh
- Phép phóng đại
- Cả 1, 2 và 3
Câu 5. Cái lõi sự thật lịch sử của truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy là gì?
- An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa
- Chiến tranh xâm lược của Triệu Đà – vua nước Nam Việt – dẫn đến cảnh nước mất nhà tan cho nhân dân Âu Lạc thế kỉ III tr.CN
- An Dương Vương được thần Kim Quy đưa xuống biển
- Hai ý 1 và 2
Câu 6. Cái lõi sự thật lịch sử của truyền thuyết An Dương Vương được hư cấu thành bi kịch gì?
- Bi kịch gia đình
- Bi kịch quốc gia
- Bi kịch tình yêu
- Cả 1, 2 và 3
- Xung đột có thể dung hòa
- Xung đột dữ dội, quyết liệt, toàn diện
- Cả 1 và 2 đều đúng
- Cả 1 và 2 đều sai
Câu 8. Kết quả bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy?
- Nước mất nhà tan
- Tình yêu tan vỡ
- Cha con chia lìa
- Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 9. Từ bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy, có thể rút ra bài học gì?
- Không gả con gái cho kẻ thù
- Cảnh giác trước kẻ thù
- Giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung
- Ý 2 và 3
Câu 10. Tấm bị mẹ con Cám hại nhiều lần và Tấm chỉ biết khóc. Đến lần nào thì Tấm không khác nữa?
- Cám lừa trút hết giỏ cá
- Mẹ con Cám bắt cá bống ăn thịt
- Dì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo lẫn với thóc xong mới được đi dự hội.
- Dì ghẻ lừa chặt cau giếtTấm
Câu 11. Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm nữa. Tác giả dân gian muốn nói lên điều gì?
- Không ai được giúp đỡ suốt đời
- Bụt không có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này
- Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc
- Cả 3 ý trên
Câu 12. Sau khi bị giết, Tấm hóa kiếp liên tiếp nhiều lần, rồi cuối cùng vẫ sống hạnh phúc. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Tấm thiết tha với cuộc sống
- Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch
- Triết lí của nhân gian: chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thiện nhất định thắng ác
- Ý 2 và 3
Câu 13. Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám?
- Bụt
- Miếng trầu têm cánh phượng
- Xương cá bống
- Sự hóa kiếp của Tấm
Câu 14. Ca dao than thân thường là lời của ai?
- Người phụ nữ trong xã hội xưa
- Người lao động trong xã hội cũ
- Cả 1 và 2 đều sai
- Cả 1 và 2 đều đúng
Câu 15. Người phụ nữ thường than thở chủ yếu về điều gì?
- Lao động cực nhọc
- Thân phận bị phụ thuộc, không làm chủ được cuộc đời của mình
- Không được nâng niu
- Cả 1 và 2
Câu 16. Người lao động trong xã hội cũ thường than thở về điều gì?
- Lao động cực nhọc mà vẫn nghèo khó
- Bị áp bức bóc lột
- Cả 2 ý trên đều đúng
- Cả 2 ý trên đều sai
Câu 17. Ca dao tình nghĩa đề cập đến tình cảm gì?
- Tình cảm gia đình
- Tình bạn, tình yêu quê hương xứ sở
- Tình yêu đôi lứa
- Cả 3 ý trên
Câu 18. Chữ “nghĩa” trong ca dao tình nghĩa có nội dung như thế nào?
- Ý nghĩa
- Trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhau
- Cả 2 ý trên đều đúng
- Cả 2 ý trên đều sai
Câu 19. Vì sao người bình dân hay nhắc đến các biểu tượng cây đa, bến nước, con đò,…để nói lên tình nghĩa của mình?
- Vì đó là các hình ảnh đi đôi với nhau, gắn bó với nhau, trong đó có một hình ảnh tĩnh, một hình ảnh động
- Vì đó là những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày
- Dùng hình ảnh ẩn dụ để bày tỏ tình cảm một cách kín đáo mà sâu sắc
- Cả 3 ý trên.