Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 16

Bài 16

Câu 1. Việc lập kế hoạch cá nhân có tác dụng gì?

  1. Giúp mọi người biết được công việc của ta
  2. Giúp ta chủ động tiến hành công việc đạt kết quả
  3. Cả 1 và 2 đều đúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 2. Để lập kế hoạch cá nhân, cần nắm được điều gì?

  1. Yêu cầu của công việc
  2. Nội dung công việc
  3. Quỹ thời gian hiện có của bản thân
  4. Cả 3 ý trên

Câu 3. Yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân phải như thế nào?

  1. Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành công việc và thời gian đẻ hoàn thành
  2. Lời văn cần ngắn gọn, súc tích dưới dạng các đề mục lớn nhỏ khác nhau
  3. Khi cẩn thiết có thể kẻ bảng
  4. Cả 3 ý trên

Câu 4. Trường hợp nào sau đây cần phải làm kế hoạch cá nhân?

  1. Việc tự học hàng tuần
  2. Tham gia một buổi lao động dọn vệ sinh
  3. Đi dự sinh nhật một người bạn
  4. Hai trường hợp 1 và 2

Câu 5. Ma-su-ô Ba – sô là nhà thơ của nước nào?

  1. Trung Quốc
  2. Triều Tiên
  3. Nhật bản
  4. Ấn Độ

Câu 6. Chỉ sống ở Ê – đô 10 năm, nhưng khi về thăm lại quê cũ (Mi – ê), nhà thơ lại cảm thấy Ê-đô thân thiết với mình như thế nào?

  1. Là mảnh đất đầy kỉ niệm
  2. Là mảnh đất nhớ thương
  3. Là quê hương của mình
  4. Là nơi nhiều bạn bè

Câu 7. Tiếng chim gì gắn với kỉ niệm của Ba – sô về kinh đô Ki – ô – tô?

  1. Chim đỗ quyên
  2. Chim họa mi
  3. Chim sơn ca
  4. Chim hoàng tước

Câu 8. Trong bài thơ số 7 (Vắng lặng u trầm – Thấm sâu vào đá – Tiếng ve ngâm) có sự tương giao màu nhiệm giữa:

  1. Âm thanh, ánh sáng và màu sắc
  2. Cảm giác, âm thanh và vật thể
  3. Âm thanh, vật thể và mùi hương
  4. Cảm giác, âm thanh và ánh sáng

Câu 9. Ai là tác giả của bài Hoàng Hạc Lâu?

  1. Lí Bạch
  2. Thôi Hiệu
  3. Vương Xương Linh
  4. Vương Duy

Câu 10. Tên riêng nào không có trong bài thơ Hoàng Hạc lâu?

  1. Hoàng hạc
  2. Vũ Xương
  3. Hán Dương
  4. Anh Vũ

Câu 11. Trong bài thơ ”Hoàng Hạc lâu”, tất cả cảnh đều đẹp nhưng lại “khiến người buồn”. Tại sao vậy?

  1. Vì mình không được cưỡi hạc vàng bay đi như người xưa
  2. Vì cảm thấy mình xa cách với tất cả: xa cách với cái đẹp, với quá khứ, với quê hương
  3. Cả 1 và2 đều đúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 12. Ai là tác gải của bài thơ “ Khuê oán ”?

  1. Lí Bạch
  2. Thôi Hiệu
  3. Vương Xương Linh
  4. Vương Duy

Câu 13. Bài thơ “Khuê oán” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Thất ngôn trường thiên
  4. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 14. Bài thơ “Khuê oán” thể hiện tâm trạng gì?

  1. Nỗi buồn cô đơn của người quả phụ
  2. Nỗi oán than của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến
  3. Nỗi oán trách của người chồng bị phụ bạc
  4. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 15. Theo quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ, có thể chia bài thơ “Khuê oán” thành mấy phần?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Không chia được

Câu 16. Những chi tiết nào trong bài thơ “Khuê oán” cho thấy người khuê phụ lại “bất tri sầu”?

  1. Vì chồng nàng cũng như mọi người trai khác đều bị bắt buộc phải ra trận như nhau
  2. Vì ra trận lập công để được phong hầu là giấc mộng cảu nam nhi thời xưa. Ai cũng thấy đó là việc nên làm
  3. Cả 1và 2 đều đúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 17. Ai là tác giả của bài thơ “Điểu minh giản”?

  1. Lí Bạch
  2. Thôi Hiệu
  3. Vương Xương Linh
  4. Vương Duy

Câu 18. Bài thơ”Điểu minh giản” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Thất ngôn trường thiên
  4. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 19. Hoa quế rất nhỏ, nhưng tác giả của bài thơ “Điểu minh giản” vẫn cảm nhận được hoa quế rơi, chi tiết ấy cho ta thấy?

  1. Cảnh đêm xuân yên tĩnh, vắng lặng
  2. Tâm hồn thi sĩ tinh tế, nhạy cảm, hòa hợp với cảnh vật
  3. Cả 1 và 2 đều đúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 20. Toàn bài thơ “Điểu minh giản” chỉ có một câu thơ diễn tả âm thanh. Đó là câu thơ nào?

  1. Nhân nhân quế hoa lạc
  2. Dạ tĩnh xuân sơn không
  3. Nguyệt xuất kinh sơn điểu
  4. Thời minh tại giải trung