Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 15: Cảm xúc mùa thu

Bài 16: Cảm xúc mùa thu

Câu 1. Ai là tác giả của bài thơ “Cảm xúc mùa thu”?

  1. Lí Bạch
  2. Đỗ Phủ
  3. Thôi Hiệu
  4. Vương Duy

Câu 2. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” viết theo thể thơ gì?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Ngũ ngôn tứ tuyệt
  4. Thất ngôn trường thiên

Câu 3. Tên riêng nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ “Cảm xúc mùa thu”?

  1. Vu Sơn
  2. Vu Giáp
  3. Tứ Xuyên
  4. Thành Bạch Đế

Câu 4. Cảm hứng của bài thơ “Cảm xúc mùa thu” là gì?

  1. Tình yêu thiên nhiên
  2. Nỗi nhớ quê hương
  3. Tình yêu đất nước và nhân dân
  4. Hai ý 1 và 2

Câu 5. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” có thể chia làm mấy phần?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Không chia được

Câu 6. Bốn câu đầu và bốn câu sau của bài thơ “cảm xúc mùa thu” có quan hệ với nhau như thế nào?

  1. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu
  2. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người
  3. Bốn câu đầu tả trên cao, bốn câu sau tả dưới thấp
  4. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần

Câu 7. Cảnh sắc ở hai câu đầu của bài thơ “Cảm xúc mùa thu” là khung cảnh:

  1. Bi thương, tàn tạ
  2. Hoành tráng, dữ dội
  3. Cả hai ý 1 và 2
  4. Tươi đẹp, rực rỡ

Câu 8. Cảnh sắc ở hai câu thứ 3 và thứ 4 của bài thơ “Cảm xúc mùa thu” là khung cảnh:

  1. Bi thương, tàn tạ
  2. Hoành tráng, dữ dội
  3. Cả hai ý 1 và 2
  4. Tươi đẹp, rực rỡ

Câu 9. Hình ảnh thiên nhiên nào không có trong bài thơ “Cảm xúc mùa thu”?

  1. Sương
  2. Rừng
  3. Sóng
  4. Mây

Câu 10. Hình ảnh” khóm cúc” và “con thuyền” trong bài thơ “Cảm xúc mùa thu” diễn tả điều gì?

  1. Hình ảnh cuộc sống gần gũi, quen thuộc
  2. Vẻ đẹp của mùa thu
  3. Nỗi buồn nhớ quê hương
  4. Nỗi nhớ người thân

Câu 11. Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?

  1. Bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình về một vấn đề nào đó
  2. Thuyết phục người khác cảm thông và đồng tình với mình về một vấn đề nào đó
  3. Cả 1 và 2 đều đúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 12. Việc chọn vấn đề trình bày nên căn cứ vào những yếu tố nào?

  1. Đề tài chung
  2. Hiểu biết của bản thân và lượng tư liệu thu thập được về vấn đề
  3. Tính hấp dẫn của vấn đề và sự quan tâm của người nghe
  4. Cả 3 ý trên

Câu 13. Để trình bày một vấn đề đạt hiệu quả, cần bảo đảm các yêu cầu nào của giao tiếp khẩu ngữ?

  1. Nội dung nói
  2. Âm thanh lời nói
  3. Cử chỉ và điệu bộ
  4. Cả 3 ý trên