HSG Văn » HSG Văn 10 » Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 11: Văn học thế kỉ X-XIX
Lượt xem ( 2024): 49
Bài 11: Văn học thế kỉ X-XIX
Câu 1. Tên gọi nào không phải của thời kì văn học từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX?
- Văn học cổ đại
- Văn học phong kiến
- Văn học trung đại
- Văn học Hán – Nôm
Câu 2. Văn học thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX gồm những bộ phận chủ yếu nào?
- Văn học chữ Hán
- Văn học chữ Nôm
- Văn học chữ quốc ngữ
- Cả 3 ý trên
Câu 3. Thể loại nào không có trong văn xuôi chữ Hán thời kì trung đại?
- Chiếu
- Hịch
- Truyện ngắn
- Tiểu thuyết chương hồi
Câu 4. Thể loại nào dưới đây không có trong thơ chữ Hán thời kì trung đại?
- Thơ cổ phong
- Thơ lục bát
- Thơ Đường luật
- Thơ 5 chữ
Câu 5. Trong văn học chữ Nôm, thể loại nào dưới đây không phải là thể loại thuần túy của dân tộc?
- Phú
- Ngâm khúc
- Lục bát
- Hát nói
Câu 6. Cuộc kháng chiến nào không có trong giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV?
- Chống giặc Tống
- Chống giặc Nguyên
- Chống giặc Minh
- Chống giặc Thanh
Câu 7. Trong giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao cực thịnh vào thời gian nào?
- Nửa đầu thế kỉ XV
- Nửa cuối thế kỉ XV
- Nửa đầu thế kỉ XVI
- Nửa cuối thế kỉ XVI
Câu 8. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV có những nội dung chủ yếu nào?
- Nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng
- Nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến
- Nội dung nhân đạo
- Hai ý 1 và 2
Câu 9. Tác phẩm nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước?
- Nam quốc sơn hà
- Truyền kì mạn lục
- Hịch tướng sĩ
- Bình Ngô đại cáo
Câu 10. Nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là :
- Tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người
- Hướng vào tình cảm riêng tư của con người, cất lên tiếng nói của ý thức cá nhân
- Cả 2 ý đều trên đúng
- Cả 2 ý trên đều sai
Câu 11. Tác giả nào dưới đây không thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX?
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Đặng Trần Côn
- Nguyễn Du
- Cao Bá Quát
Câu 12. Tác phẩm nào dưới đây mang cảm hứng yêu nước?
- Cung oán ngâm khúc
- Truyện Kiều
- Lục Vân Tiên
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Câu 13. Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học trung đại Việt Nam?
- Truyền thống dân tộc
- Tinh thần thời đại
- Những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc
- Gồm cả 3 yếu tố trên
Câu 14. Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì?
- Tư tưởng nhân đạo
- Tư tưởng thiên mệnh
- Tư tưởng “ trung quân ái quốc”
- Cả 1, 2 và 3
Câu 15. Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại?
- Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc
- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng
- Tự hào trước chiến công thời đại
- Biết ơn, ca ngợi những người đã hi sinh vì đất nước
Câu 16. Cảm hứng thế sự bắt đầu xuất hiện trong văn học trung đại vào thời gian nào?
- Cuối đời Trần (thế kỉ XIV)
- Đầu đời Lê (thế kỉ XV)
- Thời Lê – Mạc
- Thời Trịnh – Nguyễn
Câu 17. Cảm hứng thế sự xuất hiện rõ nét trong văn chương của những tác giả nào sau đây?
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Lê Hữu Trác
- Tú Xương
- Cả 3 tác giả trên
Câu 18. Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại là tiền đề cho sự ra đời của xu hướng văn học nào sau này?
- Văn học lãng mạn
- Văn học hiện thực
- Văn học cách mạng
- Cả 1, 2 và 3
Câu 19. Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính trang nhã trong văn học trung đại?
- Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường bình dị
- Hình tượng nghệ thuật : hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc
- Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhien gần với đời sống
- Sử dụng những loại thuần túy của dân tộc
Câu 20. Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của quá trình dân tộc hóa hình thức văn học?
- Sử dụng thi liệu, điển cố Hán học
- Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở những thành tố chữ Hán, để ghi âm, biểu đạt nghĩa tiếng Việt và dùng chữ Nôm trong sáng tác
- Việt hóa thể thơ Đường luật
- Lấy đề tài, tài liệu trực tiếp từ Việt Nam, từ đời sống nhân dân, dân tộc làm thi liệu
Câu 21. Ngôn ngữ sinh hoạt không được gọi là:
- Khẩu ngữ
- Ngôn ngữ khoa học
- Ngôn ngữ nói
- Ngôn ngữ hội thoại