Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 14

Bài 14

Câu 1. Ai là tác gải của bài thơ “Quốc tộ”?

  1. Sư Đỗ Pháp Thuận
  2. Sư Mãn Giác
  3. Sư Không Lộ
  4. Sư Quảng Nghiêm

Câu 2. Bài thơ”Quốc tộ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Khi đất nước đứng trước họa xâm lược của quân tống, thái hậu Dương Vân Nga băn khoăn về vận nước
  2. Khi Lê Hoàn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
  3. Khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước
  4. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 3. Vận nước trong bài thơ”Quốc tộ” được so sánh với hình ảnh gì?

  1. Như dây mây quấn quýt với nhau
  2. Như áng mây đẹp quấn quýt nơi đầu núi
  3. Như mây trời quấn quýt hòa quyện làm một
  4. Cả 3 đều sai

Câu 4. Nghệ thuật so sánh trong bài thơ”Quốc tộ” diễn tả điều gì về vận nước?

  1. Sự lâu dài
  2. Sự bền vững
  3. Sự phát triển thịnh vượng
  4. Cả 3 ý trên

Câu 5. Từ “vô vi” trong câu thơ”Vô vi cư điện các” có nghĩa gì?

  1. Không làm gì
  2. Sống thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với tự nhiên
  3. Nhà vua chỉ cần dùng đức để cảm hóa dân, không cần phải làm gì hơn
  4. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 6. Ai là tác giả của bài thơ “Cáo tật thị chúng”?

  1. Sư Đỗ Pháp Thuận
  2. Sư Mãn Giác
  3. Sư Không Lộ
  4. Sư Quảng Nghiêm

Câu 7. Bài thơ “Cáo tật thị chúng” được viết bằng văn tự gì và theo thể thơ nào?

  1. Chữ Hán, thể thơ ngũ ngôn
  2. Chữ Nôm, thể thơ thất ngôn
  3. Chữ Hán, phối hợp thơ ngũ ngôn và thất ngôn
  4. Chữ Nôm, phối hợp thơ ngũ ngôn và thất ngôn

Câu 8. Kệ là gì?

  1. Kệ là thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá, giải thích giáo lí Phật pháp
  2. Kệ được viết bằng văn vần, ý tứ sâu xa, thường dùng cách nói ẩn dụ, kín đáo
  3. Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ
  4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng

Câu 9. Bốn câu đầu cảu bài thơ “Cáo tật thị chúng” có nội dung gì?

  1. Tả cảnh mùa xuân hoa nở
  2. Tả cảnh hoa tàn
  3. Nói lên quy luật hóa sinh của tự nhiên, của con người
  4. Nói lên mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên

Câu 10.Từ nào dưới đây không phải là động từ?

  1. Khứ
  2. Lạc
  3. Đáo
  4. Bách

Câu 11.Tác giả của bài thơ “Cáo tật thị chúng” nói “xuân qua” rồi mới nói “xuân tới”, nói “hoa rụng” rồi mới nói “hoa nở”. Cách nói ấy gợi lên quy luật gì?

  1. Quy luật sinh trưởng, phát triển
  2. Quy luật tuần hoàn
  3. Quy luật sin diệt
  4. Cả 1, 2 và 3 đều sai

Câu 12. Giữa hoa với người trong 4 câu đầu của bài thơ “Cáo tật thị chúng” có quan hệ gì?

  1. Tương đồng
  2. Đồng nhất
  3. Nghịch đối
  4. Cả 3 ý đều đúng

Câu 13. Hai câu thơ:“Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi” nói lên quy luật gì theo quan niệm của Phật giáo?

  1. Con người không cưỡng lại được sức mạnh cảu thời gian
  2. Sinh, lão, bệnh, tử
  3. Luân hồi
  4. Cả 3 ý đều đúng

Câu 14. Ai là tác giả của bài thơ “Quy hứng”?

  1. Trần Quốc Tuấn
  2. Phạm Ngũ Lão
  3. Nguyễn Trung Ngạn
  4. Trương Hán Siêu

Câu 15. Bài thơ “Quy hứng” ra đời vào thời gian nào?

  1. Tiền Lê
  2. Trần
  3. Hồ

Câu 16. Nội dung của bài thơ “Quy hứng” là gì?

  1. Chốn quan trường tuy sung sướng nhưng tác giả vẫn muốn trở về quê nhà
  2. Cảnh sống ở quê người tuy vui nhưng tác giả vẫn muốn trở về quê nhà
  3. Cả 1 và 2 đều đúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 17. Hình ảnh nào không có trong bài thơ “Quy hứng”?

  1. Dâu
  2. Tằm
  3. Lúa

Câu 18. Ai là tác giả của bài thơ “”tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh hạo Nhiên đi Quảng Lăng”?

  1. Lí Bạch
  2. Đỗ Phủ
  3. Thôi Hiệu
  4. Vương Duy

Câu 19. Tên riêng nào không xuất hiện trong bài thơ?

  1. Lầu Hoàng Hạc
  2. Quảng Lăng
  3. Vũ Xương
  4. Dương Châu

Câu 20. Bài thơ thuộc đề tài gì?

  1. Tình yêu thiên nhiên
  2. Tình bạn
  3. Tống biệt
  4. Hai ý 2 và 3

Câu 21. Cuộc chia tay diễn ra ở phía nào của lầu Hoàng Hạc?

  1. Đông
  2. Nam
  3. Tây
  4. Bắc

Câu 22. Cuộc chia tay trong bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” diễn ra vào thời gian nào?

  1. Mùa xuân
  2. Mùa hạ
  3. Mùa thu
  4. Mùa đông

Câu 23. Cảnh trong bài thơ” Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là một khung cảnh:

  1. Rực rỡ, tràn đầy sức sống
  2. Lặng lẽ, ảm đạm
  3. Tươi đẹp, huyền ảo
  4. Bình thường