Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 13: Nhàn và Độc tiểu thanh kí

Bài 13: Nhàn và Độc tiểu thanh kí

Câu 1. Ai là tác giả của bài thơ Nhàn?

  1. Nguyễn Trãi
  2. Nnguyễn Bỉnh Khiêm
  3. Nguyễn Dữ
  4. Phạm Đình Hổ

Câu 2. Thể thơ của bài thơ “Nhàn” giống với bài nào dưới đây?

  1. Tụng giá hoàng kinh sư
  2. Bánh trôi nước
  3. Qua đèo Ngang
  4. Cáo tật thị chúng

Câu 3. Nội dung của bài thơ “Nhàn” là gì?

  1. Ca ngợi cuộc sống thanh nhàn
  2. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của tác giả
  3. Cả 2 ý trên đều đúng
  4. Cả 2 ý trên đều sai

Câu 4. Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ “Nhàn”?

  1. Mai
  2. Cày
  3. Cuốc
  4. Cần câu

Câu 5. Số từ “một” trong câu thơ đầu của bài thơ”Nhàn” nói lên điều gì?

  1. Đời sống nghèo nàn của tác giả
  2. Nhà thơ đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống ở thôn quê
  3. Cả 2 ý trên đều đúng
  4. Cả 2 ý trên đều sai

Câu 6. Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

  1. Thanh đạm
  2. Thanh bần
  3. Thanh thiên
  4. Thanh cao

Câu 7. Nơi vắng vẻ trong bài thơ “Nhàn” được hiểu là một nơi như thế nào?

  1. Nơi không có người
  2. Nơi không có người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người
  3. Nơi tĩnh tại của thiên nhien và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn
  4. Hai ý 2 và 3

Câu 8. Chốn lao xao trong bài thơ “Nhàn” được hiểu là một nơi như thế nào?

  1. Nơi sang trọng, quyền quý
  2. Nơi đông người
  3. Vòng ganh đua của thói tục
  4. Hai ý 1 và 2

Câu 9. Quan điểm của tác giả bài thơ “Nhàn” về “dại” và “khôn’ xuất phát từ điều gì?

  1. Tính toán được chuyện được, mất trong vòng đanh lợi
  2. Thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục
  3. Cả ý 1 và ý 2 đều đúng
  4. Cả ý 1 và ý 2 đều sai

Câu 10. Tác giả bài thơ “Nhàn” xem công danh phú quý như thế nào?

  1. Là lẽ sống
  2. Là cái nợ phải trả
  3. Là cái không tồn tại thực
  4. Cả 3 ý trên

Câu 11. Nội dung chữ “nhàn” trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

  1. Tránh sự vất vả, cực nhọc về thể chất
  2. Xa lánh nơi quyền quý, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần
  3. Quay lưng với xã hội để bản thân được nhàn tản
  4. Cả 3 ý trên

Câu 12. Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

  1. Thơ thẩn
  2. Vắng vẻ
  3. Lao xao
  4. Cội cây

Câu 13. Từ “ta” xuất hiện trong bài thơ “Nhàn” bao nhiêu lần?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Năm

———————–

Câu 14. Ai là tác giả của bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”?

  1. Nguyễn Trãi
  2. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  3. Nguyễn Du
  4. Nguyễn Gia Thiều

Câu 15. Thể thơ của bài “Độc Tiểu Thanh kí” giống với bài nào dưới đây?

1.Tụng giá hoàng kinh sư

  1. Bánh trôi nước
  2. Qua đèo Ngang
  3. Cáo tật thị chúng

Câu 16. Nội dung chính của bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là gì?

  1. Cảm thương nàng Tiểu Thanh
  2. Cảm thương cho những kiếp “hồng nhan bạc mệnh”
  3. Gửi gắm tâm sự riêng của tác giả
  4. Cả 1, 2 và 3

Câu 17. Vì sao tác gải lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?

  1. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm
  2. Vì tiểu Thanh đẹp và có tài
  3. Vì tác giả tự tháy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh
  4. Cả 1, 2 và 3

Câu 18. Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  1. Tây Hồ hoa uyển tẫn thành hư
  2. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  3. Chi phấn hữu thần liên tử hậu
  4. Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Câu 19. Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất sự đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?

  1. Chi phấn hữu thần liên tử hậu
  2. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  3. Cổ kim hận sựu thiên nan vấn
  4. Phong vận kì oan ngã tự cư

Câu 20. Nỗi hận trong câu thơ” Cổ kim hận sự thiên nan vấn” là gì?

  1. Nỗi hận của người xưa kéo dài đến ngày nay
  2. Nỗi hận của người nay giống nỗi hận của người xưa
  3. Người xưa và người nay cùng chung một nỗi hận, một nỗi oán trách sự bất công của cuộc đời
  4. Cả 3 ý trên

Câu 21. Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của phong cáhc ngôn ngữ sinh hoạt?

  1. Tính cụ thể
  2. Tính tự nhiên
  3. Tính cảm xúc
  4. Tính cá thể