HSG Văn » HSG Văn 10 » Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 18: Bạch đằng giang phú
Lượt xem ( 2024): 79
Bài 19: Ôn tập Bạch đằng giang phú
Câu 1. Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu làm theo thể:
- Phú Đường luật
- Phú cổ thể
- Phú lưu thủy
- Cả 2 và 3 đều đúng
Câu 2. Bố cục của bài phú thường gồm 4 đoạn là :
- Lung khởi, thích thực, ai điếu, ai vãn
- Mở bài, thân bài, phát triển bài, kết bài
- Hai đề, hai thực, hai luận, hai kết
- Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết
Câu 3. Bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu ra đời vào thời gian nào?
- Khoảng 20 năm sau cuộc chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi
- Khoảng 30 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi
- Khoảng 40 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi
- Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi
Câu 4. Hãy cho biết mục đích dạo chơi phong cảnh thiên nhiên của khách trong “Bạch Đằng giang phú” là gì?
- Thỏa mãn thú ngao du sơn thủy
- Thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên
- Nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức
- Cả 2 và 3 đều đúng
Câu 5. Trong những loại địa đanh sau, địa danh nào không lấy từ trong điển cố Trung Quốc?
- Cửu giang
- Cửu Đại Than
- Tam Ngô
- Ngũ Hồ
Câu 6. Từ “Trường” trong “Bạch Đằng giang phú” là tên chữ của :
- Gia Cát Lượng
- Tư Mã Thiên
- Đào Tiềm
- Lý Bạch
Câu 7. Những cảm xúc gì của khách trong “Bạch Đằng giang phú” đã nảy sinh trước cảnh tượng sông Bạch Đằng?
- Tự hào
- Vui sướng
- Buồn đau, nuối tiếc
- Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 8. Hình tượng các bô lão giữ vai trò gì trong bài “Bạch Đằng giang phú”?
- Người kể lại các chiến tích trên sông Bạch Đằng
- Người bình luận các chiến tích trên sông Bạch Đằng
- Người nghe chuyện
- Cả 1 và 2 đều đúng
Câu 9. Các bô lão đến với khách trong “Bạch Đằng giang phú” bằng thái độ như thế nào?
- Nhiệt tình
- Hiếu khách
- Tôn kính
- Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 10. Các bô lão đã kể với khách về chiến nào trên sông Bạch Đằng ?
- Trận Xích Bích, quân tào tháo tan tác tro bay
- Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi
- Chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
- Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 11. Qua lời kể của khách, ta hiểu gì về thái độ và giọng điệu của các bô lão trong “Bạch Đằng giang phú”?
- Nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc
- Tự cao, khoe khoang
- Lạnh lùng
- Thản nhiên
Câu 12. Qua lời bình luận của các bô lão, ta hiểu yếu tố nào trong các yếu tố sáu đây giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng?
- Thiên thời
- Địa lợi
- Nhân hòa
- Nhân tài
Câu 13. “Hai vị thánh quân” được nói trong “Bạch Đằng giang phú” là :
- Trần Thánh Tông
- Trần Nhân Tông
- Trần Quốc Tuấn
- Cả 1và 2 đều đúng
Câu 14. Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của khách trong “ Bạch Đằng giang phú” có giá trị khẳng định chân lí. Chân lí đó là :
- Những kẻ bất nghĩa thì tiêu vong
- Anh hùng thì lưu danh thiên cổ
- Con người có vai trò và vị trí quan trọng trong cuộc đánh thắng quân xâm lược
- Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 15. Đặc sắc về nghệ thuật của “ Bạch Đằng giang phú” là :
- Lối văn sinh hoạt
- Hình tượng nghệ thuật sinh động
- Ngôn từ vừa trang trọng vừa gợi cảm
- Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 16. Nguyễn Trãi có hiệu là gì?
- Thanh Hiên
- Ức Trai
- Yên Đổ
- Bạch Vân
Câu 17. Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm nào?
- 1385
- 1390
- 1395
- 1400
Câu 18. Nguyễn Trãi cùng cha ra làm quan dưới triều đại nào?
- Nhà Lí
- Nhà Trần
- Nhà Hồ
- Nhà Nguyễn
Câu 19. Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi theo ai tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Trần Quốc Tuấn
- Lê Lợi
- Nguyễn Huệ
- Cả 1, 2 và 3 đều sai
Câu 20. Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn vào năm nào?
- 1432
- 1434
- 1437
- 1439
Câu 21. Nhận xét nào sau đây nói đúng về Nguyễn Trãi?
- Là một bậc đại anh hùng dân tộc
- Là một nhân vật toàn tài hiếm có
- Là người đ ược UNESCO công nhận là đanh nhân văn hóa thế giới
- Cả 1, 2, 3 đều đúng