Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 9: Ca dao

Bài 9: Ca dao

Câu 1. Ca dao thuộc thể loại nào?

  1. Trữ tình
  2. Tự sự
  3. Cả 1 và 2 đều sai
  4. Cả 1 và 2 đều đúng

Câu 2. Dòng nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?

  1. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả
  2. Ca dao là những tiếng áht tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động
  3. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động
  4. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động.

Câu 3. Đặc sắc nghệ thuật của ca dao là gì?

  1. Thường dùng thể lục bát, kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhạc điệu
  2. Thường là một câu nói ngắn, có 2 vế đối nhau
  3. Thường lặp lại các hình ảnh và chi tiết có giá trị nghệ thuật và lối diễn đạt bằng một số công thức in đậm sắc thái dân gian
  4. Cả hai ý 1 và 3

Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi ca dao là:

  1. Những bông hoa quý
  2. Những hòn ngọc quý
  3. Những viên đá quý
  4. Những tác phẩm quý

Câu 5. Những bài ca dao bắt đầu bằng  “Thân em…” thường có nội dung gì?

  1. Nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ
  2. Than thở cho thân phận của người phụ nữ
  3. Bộc lộ khát vọng của người phụ nữ
  4. Cả 3 ý trên

Câu 6. Trong những câu sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  1. Thân em như tấm lụa đào
  2. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  3. Thân em như giếng giữa đàng
  4. Thân em như củ ấu gai

Câu 7. Những hình ảnh “tấm lụa đào”, “củ ấu gai” giống nhau ở điểm nào?

  1. Đều là những sự vật lấy từ trong cuộc sống đời thường gần gũi
  2. Đều đẹp hoặc có ích cho đời sống
  3. Đều đáng thương
  4. Cả 3 ý trên

Câu 8. Cụm tù  “ biết vào tay ai ” diễn tả điều gì?

  1. Cảnh chợ đông người
  2. Cuộc đời phong phú, đa dạng
  3. Số phận bấp bênh, không thể biết trước được của người phụ nữ
  4. Cả 3 ý trên

Câu 9. Câu ca dao: “ Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” có ý nghĩa gì?

  1. Vẻ đẹp trẻ trung của người thiếu nữ
  2. Than thở cho thân phận của người phụ nữ lao động
  3. Cả 1 và 2 đều đúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 10. Trong câu : “ Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”, sự đối lập giữa “ruột” và “vỏ” có ý nghĩa gì?

  1. Nhấn mạnh đặc điểm của củ ấu
  2. Người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng thân phận thấp hèn
  3. Cả 2 ý trên
  4. Cả 2 ý trên đều sai

Câu 11. Bài ca “ Trèo lên cây khế nửa ngày…” là lời của nhân vật trữ tình nào?

  1. Chàng trai đang yêu
  2. Cô gái đang yêu
  3. Cả 1 và 2
  4. Tâm trạng một người tha phương

Câu 12. Hình nào không có trong bài ca “ Trèo lên cây khế nửa ngày…” ?

  1. Mặt trăng
  2. Mặt trời
  3. Sao Hôm
  4. Sao Thần Nông

Câu 13. Sự việc “ Trèo lên cây khế nửa ngày…” được nói đến có tác dụng gì?

  1. Miêu tả một hành động của chàng trai
  2. Đưa đẩy để bắt vần xuống câu dưới
  3. Diễn tả một trạng thái tâm hồn của chàng trai
  4. Cả 3 ý đều đúng

Câu 14. Dòng nào dưới đây nói không đúng tâm trạng của chàng trai trong bài ca “ Trèo lên cây khé nửa ngày…”?

  1. Chua xót
  2. Tủi buồn
  3. Nhớ thương
  4. Tin tưởng

Câu 15. Bài ca “Khăn thương nhớ ai…” làm theo thể thơ nào dưới đây?

  1. Lục bát
  2. Song thất lục bát
  3. Ngũ ngôn
  4. Thơ 4 chữ kết hợp với lục bát

Câu 16. Bài ca “ Khăn thương nhớ ai…” là lời của ai?

  1. Chàng trai đang yêu
  2. Cô gái đang yêu
  3. Tâm trạng người con nhớ nhà
  4. Cả 1 và 2

Câu 17. Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài ca “ Khăn thương nhớ ai ” ?

  1. Khăn
  2. Đèn
  3. Trăng
  4. Mắt

Câu 18. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong bài ca “Khăn thương nhớ ai”?

  1. Phép điệp
  2. So sánh
  3. Nhân hóa
  4. Phép đối

Câu 19. Bài ca “Khăn thương nhớ ai” diễn tả tâm trạng gì của cô gái đang yêu?

  1. Nỗi thương nhớ người yêu
  2. Niềm lo âu cho hạnh phúc
  3. Sự khắc khoải đợi chờ
  4. Cả ý 1 và 2

Câu 20. Câu ca: “Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” có nội dung gì?

  1. Ước muốn việc giao thông được dễ dàng, thuận tiện
  2. Ước mơ tình yêu không cách trở
  3. Cả ý 1 và ý 2 đều đúng
  4. Cả ý 1 và 2 đều sai

Câu 21. Hình ảnh “sông rộng một gang” sử dụng cách nói nào dưới đây?

  1. Tả thực
  2. Cường điệu
  3. Biểu tượng
  4. Nhân hóa

Câu 22. Trong bài ca dao “Bồng bồng…”, cô gái đưa chồng đi chơi bằng cách nào?

  1. Bế chồng
  2. Cõng chồng
  3. Ẵm chồng
  4. Dắt chồng

Câu 23. Cô gái trong bài ca dao “Bồng bồng..” đánh rơi chồng ở đâu?

  1. Ao
  2. Đầm
  3. Hồ
  4. Vũng

Câu 24. Cô gái trong bài ca ”Bồng bồng” đã mượn vật gì để tát nước vớt chồng lên?

  1. Gầu
  2. Gáo
  3. Thau
  4. Thùng

Câu 25. Nghệ thuật nào đã tạo nên chất hài hước trong bài ca dao”Bồng bồng”?

  1. Phóng đại
  2. Nói giảm
  3. So sánh
  4. Ẩn dụ

Câu 26. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng với ca đao hài hước?

  1. Tiếng cười tự trào trong ca dao vui vẻ hồn nhiên
  2. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong ca dao sắc sảo, chua cay
  3. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hỉnh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động.
  4. Ca dao hài hước là những bài học về đối nhân xử thế

Câu 27. Đoạn văn mở bài trong văn bản tự sự có nhiệm vụ gì?

  1. Giới thiệu câu chuyện
  2. Kể diễn biến của các sự việc, chi tiết
  3. Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc
  4. Cả 1, 2 và 3