Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 8: Truyện cười

Bài 8: Truyện cười

Câu 1. Truyện cười được chia làm mấy loại?

  1. Hai loại
  2. Ba loại
  3. Bốn loại
  4. Năm loại

Câu 2. Đối tượng phê phán chủ yếu của truyện trào phúng là loại người nào?

  1. Nông dân
  2. Các tầng lớp trên trong xã hội
  3. Nho sĩ
  4. Binh lính

Câu 3. Trong truyện Tam đại con gà, ở nhân vật anh học trò có mâu thuẫn nào là tự nhiên?

  1. Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức
  2. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
  3. Mâu thuẫn giữa cá nhân và hoàn cảnh
  4. Cả 3 mâu thuẫn trên

Câu 4. Trong những tình tiết sau, tình tiết nào không chứa đựng sự phi lí?

  1. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ
  2. Anh học trò khấn thổ công xin 3 đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không?
  3. Dạy chữ “kê” thành chữ “dù dì” là dạy đến tận “tam đại con gà” bởi vì “dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà”
  4. Hai ý  1  và 3

Câu 5. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện gì?

  1. Truyện khôi hài
  2. Truyện trào phúng
  3. Vừa khôi hà vừa trào phúng
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 6. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã chuẩn bị những yếu tố nào cho sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn trong truyện?

  1. Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi
  2. Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí
  3. Cả hai yếu tố trên
  4. Cả 2 yếu tố trên đều không đúng

Câu 7. Vì sao Cải và Ngô trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” phải lo lót trước cho thầy lí?

  1. Vì thầy lí là người xử kiện
  2. Vì Cải và Ngô đều muốn thắng kiện
  3. Cả 1 và 2
  4. Vì đấy là lệ làng

Câu 8. Chi tiết Cải “vội xòe năm ngón tay” và nói” Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” có ý nghĩa gì?

  1. Năm ngón tay bằng 5 đồng
  2. Năm ngón tay lẽ phải
  3. Lẽ phải của Cải là 5 đồng
  4. Cả 3 ý trên

Câu 9. Vì sao Cải đã lo lót trước mà vẫn bị thầy lí xử thua kiện?

  1. Vì Cải có lỗi nhiều hơn Ngô
  2. Vì Ngô đút lót cho thầy lí nhiều hơn Cải
  3. Cả 1 và 2
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 10. Đối tượng phê phán trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là nhân vật nào?

  1. Thầy lí
  2. Ngô
  3. Cải
  4. Cả 3 nhân vật

Câu 11. Ngô và Cải lâm vào tình cảnh như thế nào?

  1. Bi
  2. Hài
  3. Vừa bi vừa hài
  4. Cả 1 và 2 đều sai

Câu 12. Cái đáng trách và đáng thương của Ngô và Cải là ở chỗ nào?

  1. Cả 2 đều mất tiền lo lót cho thầy lí
  2. Người thắng kiện cũng chẳng được lợi lộc gì khi người kia thua kiện
  3. Biết rõ việc không hay nhưng vẫn làm
  4. Cả ý 1 và ý 2