HSG Văn » HSG Văn 10 » Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 7: Truyện cổ tích
Lượt xem ( 2024): 89
Bài 7: Truyện cổ tích
Câu 1. Loại truyện cổ tích nào không tồn tại?
- Truyện cổ tích về các hiện tượng thiên nhiên
- Truyện cổ tích về loài vật
- Truyện cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kì
Câu 2. Loại truyện cổ tích nào có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất ?
- Truyện cổ tích về loài vật
- Truyện cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kì
- Cả 1 và 2
Câu 3. Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì là gì?
- Có sự tham gia của các yếu tố thần kì
- Kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu
- Phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng
- Cả1 và 2 đều đúng
Câu 4. Dòng nào dưới đây không phải là mâu thuẫn gia đình được phản ánh trong truyện cổ tích?
- Giữa anh chị với em
- Giữa bố dượng, dì ghẻ với người con riêng của vợ hoặc chồng
- Giữa người ở với chủ nhà
- Hai ý 1 và 2
Câu 5. Dòng nào dưới đây không phải là mâu thuẫn xã hội được phản ánh trong truyện cổ tích?
- Giữa người ở với chủ nhà
- Giữa người lao động và người trí thức
- Giữa người làm thuê với chủ đất
- Giữa dân với vua quan
Câu 6. Truyện nào dưới đây không phải truyện cổ tích?
- Thạch Sanh
- Đẽo cày giữa đường
- Cây khế
- Sự tích trầu cau
Câu 7. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích gì?
- Truyện cổ tích về loài vật
- Truyện cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kì
- Truyện cổ tích về các hiện tượng thiên nhiên
Câu 8. Tình tiết nào không tham gia vào việc phát triển mâu thuẫn truyện Tấm Cám?
- Chiếc yếm đỏ
- Con bống
- Thử giày
- Bố Tấm chết
Câu 9. Động cơ ào dẫn đến sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con Cám ngày càng tăng?
- Muốn tranh giành tài sản của bố Tấm để lại
- Muốn tranh giành tất cả những gì thuộc về Tấm
- Muốn tiêu diệt tấm đến cùng
- Hai ý 2 và 3
Câu 10. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột truyện Tấm Cám là gì?
- Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng
- Mâu thuẫn giữa thiện và ác
- Mâu thuẫn giữa chị và em
- Hai ý 1 và 3 đúng
Câu 11. Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì?
- Nhân dân ước mơ con người được bất tử
- Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác
- Cả 2 ý trên đều đúng
- Cả 2 ý trên đều sai
Câu 12. Dòng nào dưới đây không nói đúng về văn miêu tả?
- Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…
- Là loại văn trong đó người viết phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh.
- Loại văn bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người viết
- Thể hiện khả năng sáng tạo của người viết
Câu 13. Văn bản tự sự dùng yếu tố biểu cảm nhằm mục đích gì là chủ yếu?
- Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh
- Nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh
- Nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
- Nằm giúp cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ
Câu 14. Dòng nào sau đây không phải là yếu tố miêu tả?
- Lá ngoài đường rụng nhiều
- Trên không có những đám mây bàng bạc
- Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường
- Như mấy cánh hoa tươi giữa bầu trời quang đãng
Câu 15. Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải làm gì?
- Quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân
- Chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng
- Lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí mình
- Cả 3 ý trên