Bài 6: Sử Thi ( tiếp )
Câu 1. Sử thi a – ma – ya – na được hình thành, bổ sung và trau chuốt trong khoảng thời gian nào?
- Thế kỉ IV – III trước Công nguyên
- Thế kỉ III – II trước Công nguyên
- Thế kỉ II – I trước Công nguyên
- Thế kỉ I trước Công nguyên
Câu 2. Ai là người hoàn thiện sử thi Ra – ma – ya – na?
- Van – mi – ki
- La Phông – ten
- Ê – dốp
- An – đéc – xen
Câu 3. Sử thi gồm bao nhiêu câu?
- 24000 câu thơ đôi
- 24100 câu thơ đôi
- 24110 câu thơ đôi
- 24200 câu thơ đôi
Câu 4. Ra – ma – ya – na trong tiếng Ấn Độ nghĩa là gì?
- Bài ca về hoàng tử Ra – ma
- Vợ của hoàng tử Ra – ma
- Câu chuyện về hoàng tử Ra – ma
- Câu chuyện về những kì tích của hoàng tử Ra – ma
Câu 5. Thành công nghệ thuật của sử thi Ra – ma – ya – na là gì?
- Xây dựng những nhân vật lí tưởng có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của dân tộc Ấn Độ.
- Miêu tả thiên nhiên tràn đầy súc sống và chứa chan tình người
- Phân tích nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực
- Cả 3 ý đều đúng
Câu 6. Đoạn trích Ra – ma buộc tội nằm ở đoạn nào trong cốt truyện của sử thi Ra – ma – ya – na?
- Sau khi 2 vợ chồng bị đày vào rừng
- Sau khi Xi – ta bị quỷ Ra – va – na bắt cóc
- Sau khi Ra – ma giúp đỡ vua khỉ Xu – gri – va giành lại vương quốc
- Sau khi Ra – ma chiến thắng quỷ Ra – va – na
Câu 7. Sau chiến thắng, Ra – ma và Xi – ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”. “Mọi người” đó bao gồm những ai?
- Anh em, bạn bè của Ra – ma
- Quân đội của loài khỉ Va – na – ra
- Quan quân, dân chúng của loài khỉ Rắc – xa – sa
- Cả 3 ý trên
Câu 8. Trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Ra – ma nói với Xi – ta là những lời lẽ như thế nào?
- Lời lẽ thân mật của vợ chồng
- Lời lẽ xa cách và lạnh lùng
- Lời lẽ xuề xòa và giản dị
- Lời lẽ tha thiết và nồng nàn
Câu 9. Theo lời tuyên bố của Ra – ma, chàng tiêu diệt quỷ Ra – va – na để giải cứu Xi – ta vì động cơ gì?
- Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp
- Vì tình yêu thương và khát khaođoàn tụ vợ chồng
- Cả 1 và 2 đều đúng
- Cả 1 và 2 đều sai
Câu 10. Ý đồ của tác giả là gì khi miêu tả đậm nét tâm trạng ghen tuông cảu Ra – ma?
- Xây dựng nhân vật Ra – ma như một bậc thánh thần
- Xây dựng nhân vật Ra – ma như một đáng minh quân
- Xây dựng nhân vật Ra – ma như một con người trần tục
- Cả 3 ý trên
Câu 11. Câu văn nào dưới đây không dùng phép so sánh?
- Nghe những lời giận dữ đó cảu Ra – ma, Gia – na – ki đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát.
- Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình
- Mỗi lời nói của Ra – ma xuyen vào trái tim nàng như một mũi tên
- Nước mắt nàng đổ ra như suối
Câu 12. Trong lời tự thanh minh, Xi – ta đã nói những gì?
- Nàng chỉ trích những lời lẽ gay gắt, hồ đồ, thô bạo của Ra – ma đối với nàng, xem đó là lời của “một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”
- Nàng chỉ trích thái độ ngờ vực không căn cứ của Ra – ma
- Nàng dùng mọi lí lẽ và bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho Ra – ma biết nàng vẫn son sắt thủy chung, vẫn giữ gìn phẩm hạnh của người vợ.
- cả 1, 2 và 3
Câu 13. Tại sao Xi – ta quyết định bước lên giàn hỏa?
- Nàng muốn mượn ngọn lửa để đốt cháy hết mọi tội lỗi
- Nàng muốn thử lòng của Ra – ma
- Nàng muốn mượn nghi lễ thiêng liêng nhất để chứng minh cho sự trong trắng của mình
- Cả 3 ý trên
Câu 14. Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả thái độ của Ra ma khi Xi – ta bước vào ngọn lửa?
- Gương mặt đỏ bừng, phẫn nộ
- Nom chàng khủng khiếp như thần chết
- Vẫn ngồi, mắt dán xuống đất
- Mặt lạnh như băng
Câu 15. Thái độ của Ra – ma biểu hiện tâm trạng gì của chàng khi Xi – ta bước vào ngọn lửa?
- Vô cùng đau xót
- Vì ghen tuông mà để mặc Xi – ta đi vào chỗ chết
- Cả 2 ý trên đều đúng
- Cả 2 ý trên đều sai
Câu 16. Trong bài văn tự sự, các sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì?
- Dẫn dắt câu chuyện
- Tô đậm tính cách nhân vật
- Tập trung thể hiện chủ đề câu chuyện
- Cả 3 ý trên
Câu 17. Muốn chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự, ta cần phải làm gì?
- Xác định đề tài, ý nghĩa của văn bản
- Dự kiến cốt truyện
- Phác họa các nhân vật với lời nói, hành động trong thời gian, không gian cụ thể.
- Cả 1, 2 và 3
Câu 18. Theo em, những sự việc nào đặc sắc, tiêu biểu nhất trong truyền thuyết Mị Châu – trọng thủy nói lên mối quan hệ giữa tình cảm riêng với sự nghiệp giữ nước?
- Sự việc “Trọng Thủy lợi dụng tình yêu, niềm tin trong sáng, ngây thơ của Mị Châu, lấy cắp nỏ thần”
- Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau.
Sự việc An Dương Vương chém chết Mị Châu
- Hai ý 1 và 2
- Hai ý 1 và 3
Câu 19. Chi tiết nào không thuộc về sự việc “Trọng Thủy lợi dụng tình yêu, niềm tin trong sáng, ngây thơ của Mị Châu, lấy cắp lẫy nỏ thần”?
- Theo lệnh cha, Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần
- Trọng Thủy ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng
- Trọng Thủy đánh cắp lẫy nỏ thần
- Trọng Thủy “giả cách xin về phương Bắc thăm nhà”
Câu 20. Chi tiết nào không thuộc về sự việc” Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau”?
- Lúc chia tay, hỏi cách tìm theo dấu vết của Mị Châu
- Mị Châu trả lời theo dấu lông ngỗng
- Trọng Thủy mang lẫy nỏ thần về nước
- Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng đuổi theo An Dương Vương
Câu 21. Trong văn tự sự, sự việc, chi tiết được chọn phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
- Sự việc, chi tiết được chọn phải gắn bó chặt chẽ với nhau
- Sự việc, chi tiết đựoc chọn phải tập trung thể hiện chủ đề, ý nghĩa của văn bản
- Sự việc, chi tiết được chọn phải đáp ứng sở thích chủ quan của người viết
- cả 1, 2 và 3