Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 5: Sử Thi

Bài 5 : Sử Thi

Câu 1. Ai thường được coi là tác giả của 2 sử thi I-li-at và Ô-đi-xê?

  1. Hô – me – rơ
  2. La Phông – ten
  3. Ê – dốp
  4. An – đéc – xen

Câu 2. Tác gải của 2 sử thi I-li-at và Ô-đi-xê sống vào khoảng thời gian nào?

  1. Thế kỉ X – IX trước Công nguyên
  2. Thế kỉ IX – VIII trước Công nguyên
  3. Thế kỉ VIII – VII trước Công nguyên
  4. Thế kỉ VII – VI trước Công nguyên

Câu 3. Mê – lê – xi – gien trong Hi Lạp có nghĩa là gì?

  1. Nguồn của dòng sông Mê – lét
  2. Con của dòng sông Mê – lét
  3. Hữu ngạn của dòng sông Mê – lét
  4. Tả ngạn của dòng sông Mê – lét

Câu 4. Sử thi Ô – đi – xê kể lại chuyện gì?

  1. Câu chuyện về Uy – lít – xơ hạ thành Tơ – roa
  2. Câu chuyện về cuộc trở về quê hương của Uy – lít – xơ sau khi hạ thành Tơ – roa
  3. Câu chuyện về cuộc trở về quê hương của Ô – đi – xê – uýt sau khi hạ thành Tơ – roa
  4. Cả 2 và 3 đều đúng

Câu 5. Chủ đề chính của Ô – đi – xê là gì?

  1. Chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu của người Hi Lạp cổ đại
  2. Chiến tranh mở rộng bờ cõi của người Hi lạp cổ đại
  3. Cả 2 đều đúng
  4. Cả 2 đều sai

Câu 6. Nhân vật Uy – lít – xơ trong Ô – đi – xê biểu tượng cho điều gì?

  1. Sức mạnh thể chất
  2. Sức mạnh trí tuệ
  3. Sức mạnh cảu thần linh
  4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng

Câu 7. Sử thi Ô – đi – xê dài bao nhiêu câu thơ?

  1. 12110 câu
  2. 12120 câu
  3. 12130 câu
  4. 12140 câu

Câu 8. Sử thi Ô – đi – xê được chia thành bao nhiêu khúc ca?

  1. 22 khúc ca
  2. 23 khúc ca
  3. 24 khúc ca
  4. 25 khúc ca

Câu 9. Đoạn trích Uy – lít – xơ trở về thuộc khúc ca thứ mấy của Ô – đi – xê?

  1. Khúc ca thứ XX
  2. Khúc ca thứ XXI
  3. Khúc ca thứ XXII
  4. Khúc ca thứ XXIII

Câu 10. Nhân vật nào không có trong đoạn trích UY – lít – xơ trở về?

  1. Pê – nê – lốp
  2. Pô – xê – i – đa – ôn
  3. Tê – lê – mác
  4. Ơ – ri – clê

Câu 11. Tại sao Pê – nê – lốp không tin Uy – lít – xơ đã trở về?

  1. Vì sau 20 năm chờ đợi, nàng nghĩ rằng chàng đã chết
  2. Vì nàng nghĩ nếu là Uy – lít – xơ thật, thì chàng cũng không thể giết hết bọn cầu hôn 108 tên
  3. Nàng nghĩ câu chuyện của nhũ mẫu O – ri – clê kể chỉ là do “ý định huyền bí của thần linh bất tử”
  4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng

Câu 12. Khi bước xuống lầu để gặp Uy – lít – xơ, tâm trạng của Pê – nê – lốp như thế nào?

  1. Vui mừng
  2. Hớn hở
  3. Phân vân
  4. Lo lắng

Câu 13. Chi tiết nào dưới đây không miêu tả thái độ của Pê – nê – lốp khi vừa gặp Uy – lít – xơ?

  1. Ngồi lặng thinh trước mặt Uy – lít – xơ
  2. Lòng sửng sốt
  3. Đăm đăm âu yếm nhìn chồng
  4. Nở nụ cười hạnh phúc

Câu 14. Từ nào không có trong lời của Tê – lê – mác trách mẹ?

  1. Tàn nhẫn
  2. Độc ác
  3. Sắt đá
  4. Thâm hiểm

Câu 15. Nhân vật Pê – nê – lốp luôn được nhắc đến với phẩm chất nào?

  1. Thận trọng
  2. Không ngoan
  3. Mưu trí
  4. Sáng suốt

Câu 16. Vì sao Pê – nê – lốp đem chiếc giường chứ không phải vật nào khác để thử thách Uy –lít – xơ?

  1. Vì chiếc giường có những bí mật riêng mà chỉ 2 người biết.
  2. Vì chiếc giường gắn với tình vợ chồng
  3. Vì nàng luôn nhớ đến chồng suốt 20 năm xa cách
  4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng

Câu 17. Chi tiết nào không miêu tả thái độ Pê – nê – lốp khi nhận ra Uy – lít – xơ?

  1. Bủn rủng cả chân tay
  2. Chạy lại, nước mắt chan hòa
  3. Ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng
  4. Khóc nức nở, không nói được một lời

Câu 18. Trong đoạn trích Uy – lít – xơ trở về, biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật?

  1. Xây dựng hoàn cảnh đầy kịch tính
  2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua một dáng điệu, một cử xhỉ, một cách ứng xử…
  3. Phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật
  4. Xây dựung đối thoại của nhân vật thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh.

Câu 19. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn cuối, miêu tả niềm hạnh phúc đoàn viên của Uy – lít – xơ và Pê – nê – lốp?

  1. Phóng đại
  2. Ẩn dụ
  3. So sánh
  4. So sánh mở rộng

Câu 20. Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy –  lít – xơ trở về được so sánh với hình ảnh gì?

  1. Đất liền và đại dương
  2. Thần biẻn Pô – dê – i – đông và những người đi biển
  3. Niềm hạnh phúc của những người đi biển bị đắm thuyền, sống sót được gặp lại đất liền
  4. Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương.