HSG Văn » HSG Văn 10 » Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 4: Truyền thuyết
Lượt xem ( 2024): 79
Bài 4: Truyền thuyết
Câu 1. Dòng nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết?
- Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì
- Phản ánh lịch sử
- Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
- Nói lên “tâm tình tha thiết” của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Câu 2. Truyền thuyết tồn tại chủ yếu ở dạng nào?
- Tồn tại ở dạng hòa lẫn với lễ hội tưởng niệm các nhân vật và các sự kiện lịch sử
- Tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân
- Cả 1 và 2 đều đúng
- Cả 1 và 2 đều sai
Câu 3. Truyền thuyết (*) và các lễ hội có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- (*) là lời minh giải cho những lễ thức cùng các di tích l/sử, đồng thời làm tăng thêm tính thiêng cho các lễ hội.
- Lễ hội trở thành môi trường nuôi dưỡng cho (*) sống mãi trong lòng dân tộc.
- Cả 1 và 2 đều đúng
- Cả 1 và 2 đều sai
Câu 4. Truyền thuyết về thành Cổ Loa xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
- Lĩnh Nam chích quái
- Việt điện u linh
- Đại Việt sử kí
- Đại Việt sử kí toàn thư
Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết về thành Cổ Loa là gì?
- Tình cảm cha con
- Tình nghĩa vợ chồng
- Bài học dựng nước
- Bài học giữ nước
Câu 6. Chi tiết nào không có trong câu chuyện kể về An Dương Vương?
- An dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà
- An Dương Vương nhận lời cầu hôn, gả con gái cho Trọng Thủy – con trai Triệu Đà
- An Dương Vương cho Trọng Thủy ở rể trong thành Cổ Loa
- An Dương Vương cho Trọng Thủy xem nỏ thần
Câu 7. Tại sao An Dương Vương lại kết tình thông hiếu với kẻ thù?
- Vì thương con gái là Mị Châu
- Vì quí mến Trọng Thủy
- Vì mệt mỏi sau một thời gian dài chiến tranh
- Vì mong muốn hòa bình mà mơ hồ, mất cảnh giác trước bản chất tham lam, xảo trá của kẻ thù
Câu 8. Chi tiết nào không nói lên sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ cua Mị Châu trong tình yêu?
- Mị Châu cho Trọng thủy xem trộm nỏ thần
- Mị Châu không nhận ra sự bất thường trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt
- Mị Châu rắc lông nghỗng trên đường chạy cho Trọng Thủy đuổi theo
- Mị Châu chết bê bờ biển, máu chảy xuống nước, loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu
Câu 9. Bi kịch của Trọng Thủy xuất phát từ mâu thuẫn nào dưới đây?
- Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình cha con
- Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình yêu
- Mâu thuẫn giữa tình cha con và tình yêu
- Cả 3 ý trên
Câu 10. Trong âm mưu xâm lược của Triệu Đà, Trọng Thủy là :
- Thủ phạm
- Nạn nhân
- Cả 1 và 2 đều sai
- Cả 1 và 2 đều đúng
Câu 11. Chi tiết An Dương Vương rút gươm chém chết Mị Châu nói lên điều gì?
- Tính dứt khoát của An Dương Vương
- Thái độ nghiêm khắc của nhân dân khép Mị Châu vào tội phản quốc
- Cả 1 và 2 đều đúng
- Cả 1 và 2 đều sai
Câu 12. Hình ảnh ngọc trai – nước giếng có ý nghĩa gì?
- Thái độ bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
- Th/độ bao dung của nh/dân, chứng nhận cho nỗi hối hận, m/muốn hóa giải t/lỗi của Trọng Thủy.
- Cả 1 và 2 đều đúng
- Cả 1 và 2 đều sai
Câu 13. Chi tiết nào dưới đây không có yếu tố hoang đường, thần kì?
- Thần Kim Quy giúp vua xây thành và tặng vuốt làm lẫy nỏ thần để bảo vệ đất nước
- Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc
- Trọng Thủy lấy cắp nỏ thần
- Thần Kim Quy hiện lên thét “Kẻ ngồi sau lưng …”Vua cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển
Câu 14. Dòng nào nói lên kết cấu độc đáo của truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy?
- Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia – dân tộc
- Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình
- Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước
- Cả 3 ý đều đúng
Câu 15. Ý nghĩa tư tưởng của truyện Mị Châu – trọng Thủy?
- Truyện đề cao truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Truyện đề cao truyền thống nhân đạo của nhân dân ta.
- Cả 1 và 2 đều đúng
- Cả 1 và 2 đều sai
Câu 16. Dòng nào không nói đúng ý nghĩa chính trị của truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy?
- Truyện nêu lên bài học cảnh giác trước kẻ thù
- Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung
- Truyện nêu lên b/học về cách gi/quyết mối q/hệ giữa việc nhà và việc nước, giữa cá nhân và cộng đồng
- Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa tình vợ chồng và tình cha con
Câu 17. Dòng nào không phải là thao tác viết đoạn văn tự sự?
- Xác định vị trí đoạn văn trong cốt truyện, quan hệ giữa nó với đoạn trước.
- Tìm các nhân vật
- Định hướng nội dung của đoạn văn cần viết
- Dùng lời văn diễn đạt thành đoạn văn hoàn chỉnh.