Ôn tập Cách mạng tư sản ( Sử 10 )

Ôn tập Sử 10:  Cách mạng tư sản

1. Cách mạng tư sản.

1.1. Đặc điểm chung các cuộc cách mạng tư sản:

Mục đích: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, thiết lập nền cộng hòa tư sản

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản hoặc liên minh tư sản-phong kiến

Thành phần tham gia: Quần chúng nhân dân bất mãn với chế độ phong kiến

1.2.. Các cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.

a. CMTS Hà Lan: Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.

Nguyên nhân: phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất TBCN ở Nê đéc lan.

Diễn biến:

8/1566: Đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ

1581: Các tỉnh phía Bắc thành lập nước cộng hòa Hà Lan

 1648: Nền độc lập chính thức được công nhận

 Kết quả: Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển

Đặc điểm của cách mạng:

Hình thức: Là phong trào giải phóng độc lập của nhân dân Nec-declen chống lại ách thống trị của pk TBN

Lãnh đạo CM: Là giai cấp tư sản

b. CMTS Anh (1642-1688)

Nguyên nhân gián tiếp-nguyên nhân sâu xa:

Anh là một nước phát triển về nghề len dạ->TB phát triển sớm trong nông nghiệp.

Sự tác động giữa nông nghiệp-thương nghiệp-công nghiệp->tạo ra nguồn vốn phát triển, nhân công dồi dào.

Tầng lớp quý tộc mới hình thành (thực chất là giai cấp tư sản ) -> mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc cũ và tăng lữ về lĩnh vực tôn giáo.

Nguyên nhân trực tiếp:

 +Năm 1640, vì cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Scôtlen, vua Saclơ I phải triệu tập Quốc hội

 +Bị Quốc hội phản đối, vua dùng quân đội đàn áp, nhân dân ủng hộ Quốc hội

  +Tháng 8/1642, Saclơ I vừa vào địa chủ quý tộc tuyên chiến với Quốc hội. =>Cuộc nội chiến bắt đầu

Diễn biến:

– Giai đoạn 1642-1649:

14/6/1645 Trận Nêdơbi, quân đội Quốc hội thắng lớn

31/1/1645 Xử tử vua Saclơ I, tuyên bố thành lập nền cộng hòa. Cách mạng đạt đến đỉnh cao

Giai đoạn 1649-1689:

Chế độ độc tài quân sự của Crômoen (1653-1658)

Sự phục hồi vương triều Xtiuot (1660)

Thiết lập quân chủ lập hiến (1689)

– Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh:

Hình thức cách mạng: là cuộc nội chiến mang màu sắc tôn giáo giành lấy chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lãnh đạo cách mạng: là liên minh giữa tư sản và quý tộc mới nên tàn dư phong kiến vẫn không bị xóa bỏ. Nông dân không được lợi về ruộng đất mà tiếp tục bị chiếm đoạt ruộng đất và bị đẩy tới chỗ phá sản hoàn toàn. Hạn chế nêu trên là đặc điểm nổi bật của Cách mạng tư sản Anh

c. CMTS Pháp (1789-1794).

* Tình hình trước cách mạng:

– Tình hình kinh tế:

Đây là nước nông nghiệp chiếm ưu thế.

Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Công cụ sản xuất thô sơ, năng xuất lao động kém.

Lãnh chúa và quý tộc phong kiến bắt tô thuế  rất nặng. Chỉ có một số ít nông dân có quyền chiếm hữu ruộng đất, không phải nộp tô thuế nhưng vẫn phải đóng nghĩa vụ phong kiến.=> Đời sống nhân dân Pháp vô cùng cực khổ.

Công nghiệp Từ đầu thế kỷ XVIII đến năm 1789, sản xuất công nghiệp có tăng gấp 2 lần, lãi suất ngoại thương tăng gấp 4 lần nhưng do kìm hãm của phong kiến nên vẫn không thể phát triển được.

=> Vấn đề ruộng đất là vần đề sống còn của Pháp.

– Tình hình chính trị, xã hội: Gồm ba đẳng cấp: Tăng lữ, quí tộc và đẳng cấp thứ ba.Tăng lữ, quý tộc được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi, còn đẳng cấp thứ ba không hưởng quyền lợi.

Pháp trước cách mạng là thể chế Quân chủ chuyên chế, quyền lực nhà vua rất lớn (Luy XVI). Vua Pháp sống một cuộc sống xa xỉ trong khi ngân khố quốc gia đang bị cạn kiệt, tiêu 1/12 ngân sách nhà nước. Nhìn về bề ngoài là 1 chế độ phong kiến rất hùng mạnh nhưng thực tế là 1 chế độ phong kiến thối nát. Thị trường không thống nhất, mỗi lãnh địa là 1 quốc gia riêng=>mâu thuẫn về mặt hùng mạnh của chế độ quân chủ và sự bất lực của nó trên thực tế.

– Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: Thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống phong kiến và có tác dụng chuẩn bị cho cách mạng của các nhà tư tưởng như Mong-text-kio, vonte, Rut-xo

* Diễn biến:

Giai đoạn : 14/7/1789-10/8/1792:

Do tình trạng pk khủng hoảng về tài chính, do thất nghiệp và nhà nước vay nợ 4 tỷ rưỡi livơ=>vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.Nhưng do bất hòa ý kiến, đã tách riêng thành Hội đồng dân tộc (17/6). 9/7. Hội đồng tuyên bố thành lập quốc hội lập hiến.

+ 14/7 nhân dân tấn công pháo đài Baxti-tượng trưng cho pk bị sụp đổ

+ 26/8/1789 Thông qua bản tuyên ngôn dân quyền nhân quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản gồm 17 điều. Lúc này quyền hành vua còn khá lớn và giai cấp đại tư sản không kiên quyết với cách mạng, lo sợ cách mạng dâng cao sẽ làm cho chế độ phong kiến sụp đổ->mất đi quyền lợi tài chính.

Thông qua Hiến pháp 1791: Nước Pháp chính thức thành lập quân chủ lập hiến, quyền hạn vua rất lớn -> thể hiện sự nhượng bộ rất lớn  đối với chế độ phong kiến.

Tình hình chính trị của thời kỳ này đã đưa đến kết quả tất yếu là đẩy nước Pháp vào cuộc chiến với đế quốc Áo và các nước Đồng minh. Nhà vua, Hoàng gia Feuillant và phái Girondin háo hức lao vào gây chiến. Nhà vua cùng nhiều thành viên Feuillant cho rằng chiến tranh là cách quảng bá rộng rãi hình ảnh và quyền lực của mình; vua còn lập cả một kế hoạch khai thác bóc lột các quốc gia bại trận. Dù bất cứ kết quả nào xảy ra đều có thể củng cố thế lực cho nhà vua. Phái Girondin thì lại muốn mở rộng phạm vi Cách mạng bao trùm cả châu Âu. Chỉ một số thành viên cấp tiến trong phái Jacobin đứng ra phản đối chiến tranh với lý do nên củng cố và mở rộng Cách mạng trong nước.

Giai đoạn : 10/8/1792-31/5/1793: Tư sản công thương nghiệp phái cộng hòa Girông đanh.

Đêm 10 tháng 8 năm 1792, quân khởi nghĩa với sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cách mạng mới, đã tấn công Tuileries. Vua và hoàng hậu trở thành các tù nhân, những người còn lại trong Quốc hội, gồm khoảng hơn một phần ba nghị sĩ có mặt lúc đó, phần lớn thuộc phái Jacobin, đã đình chỉ quyền lực của triều đình

Dân chủ: Ban hành sắc lệnh “Hiệp hiệp hội dân tộc” để thay thế cho quốc hội lập pháp được ban bố với chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên. Tuy nhiên vẫn đề căn bản là ruộng đất vẫn chưa được giải quyết..

Dân tộc: Phái griondianh không kiên quyết cách mạng.

Giai đoạn  ( 6/1793-7/1794)chuyên chính GiaCôBanh: Tư sản nhỏ và vừa

 Trước tình hình giắc ngoài, phái Giacôbanh phải làm cuộc CM dân chủ triệt để bằng cách giải quyết vấn đề ruộng đất một cách triệt để như chia hẳn ruộng đất cho nông dân, bán ruộng cho nông dân trả trong vòng 10 năm.

Thành lập quân đội vũ trang.

26/7/1794: tư sản phản cách mạng lật đổ phái Giacobanh ,lên cầm quyền.

1795, Nabôlêông cử đi dẹp phái bảo hòang và được giới tư sản biết đến.

18 tháng sương mù (1799) Nabôlêông làm cuộc chính biến và lên cầm quyền, Pháp bước vào thời kỳ độc tài quân sự

Đặc điểm của cuộc CMTS:

Hình thức: là cuộc nội chiến giành lấy chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản lãnh đạo

-> Là cuộc CMTS triệt để do giai cấp tư sản lãnh đạo vừa lật đổ chế độ phong kiến (dân chủ) vừa chống ngoại xâm (dân tộc). Quần chúng đi theo cách mạng tới cùng. Xứng đàng là cuộc đại cách mạng

d. CMTS Mỹ (1773-1777):

* Tình hình các thuộc địa:

13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường TBCN

* Nguyên nhân của chiến tranh:

Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.

Diễn biến của cuộc chiến tranh:

– 12-1773 sự kiện Bô-xtơn.

– Tháng 9 đến tháng 10-1744 hội nghị Phi-la-đen-phi-a.

– 4-1775 chiến tranh bùng nổ, chỉ huy của nghĩa quân là Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn.

– Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập ra đời: xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.

– Quân khởi nghĩa thắng nhiều trận lớn.

– Hiệp ước Véc-xai năm 1773 công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

 Kết quả và ý nghĩa cuọc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

– Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa – một nước cộng hoà tư sản được thành lập( nước Mĩ).

– Mở đường cho kinhtế TBCN phát triển mạnh mẽ. Đây là cuộc cách mạng tư sản.

Đặc điểm cách mạng:

Hình thức: Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản liên minh với giai cấp chủ nô lãnh đạo

-> Là cuộc CMTS không triệt để, miền Bắc theo TBCN, miền Nam theo chế độ đồn điền, chủ nô -> Mỹ phải thực hiện cuộc nội chiến 1861, xóa bỏ hoàn toàn chế độ chủ nô miền Nam, đưa Mỹ tiến lên con đường TBCN

e. CMTS Nhật 1868

* Hoàn cảnh:

–   CNTB phương Tây nhòm ngó, xâm lược

– Chế độ phong kiến  mục nát, suy yếu.

– 1/1868  Thiên Hoàng Minh Trị thực hiện cuộc cải cách gọi là Duy Tân Minh Trị.

* Nội dung:

 -Kinh tế: Xoá bỏ những ràng buộc của chế độ phong kiến-> mở đường cho CNTB phát triển.

– Chính trị – xã hội: Xoá bỏ chế độ  nông nô,  đưa quý tộc tư sản lên nắm quyền.

– Văn hoá -giáo dục: Thi hành c/s giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy.

– Quân sự: Lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự

* Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành 1 nước tư bản công nghiệp.

Đặc điểm cách mạng:

Hình thức: Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản liên minh với quý tộc phong kiến

-> Là cuộc CMTS không triệt để