Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến ( Việt Nam thế kỷ X-XV )

Chương II: VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ x ĐẾN THẾ KỶ XV

Bài 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

(Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)

Thế kỷ X đã mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X ® XV trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đat5 đến đỉnh cao. Để hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam, chúng ta   cùng tìm hiểu bài 17.

I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X.

– Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh Hà Nam.

-> Mở đầu xây dựng Nhà nước độc lập tự chủ.

– Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư, Ninh Bình.

– Tổ chức bộ máy Nhà nước: Thời Đinh, tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; ban võ; Tăng ban.

+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.

+ Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ư nông.

Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước thời Đinh, tiền Lê?

Gợi ý: So với Ngô Quyền.

  + Thời Ngô chính quyền trung ương chưa quản lý được các địa phương ® loạn 12 sứ quân.

  + Thời Đinh, tiền Lê: Dưới vua có 3 ban chính quyền trung ương kiểm soát được 10 đạo ở địa phương.

– Trong thế kỉ X Nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. Còn sơ khai, song đã là Nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.

II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU THẾ KỶ XI – XV

1. Tổ chức bộ máy Nhà nước

– Năm 1010 Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư  về Thăng Long (thủ đô Hà Nội ngày nay).

– Năm 1054 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.

Lý Công Uẩn, trích đọc Chiều dời Đô và việc đổi Quốc Hiệu đại Việt Þ Sự tồn tại của kinh đô Thăng Long, sự lớn mạnh trường tồn của nước Đại Việt chứng tỏ những việc làm của những ông vua đầu thời Lý thực sự có ý nghĩa trọng đại về mặt lịch sử. Đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc thời kỳ phát triển và hoàn chỉnh của Nhà nước phong kiến Việt Nam

-> Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

* Bộ máy Nhà nước Lý -> Trần -> Hồ

-> Bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ

– Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ).

– Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

– Chính quyền trung ương:

– Chính quyền địa phương:

+ Cả nước chia thành 13 đạo, thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).

+ Dưới đạo là: Phủ, huyện, Châu, Xã.

-> Dưới thời Lê bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế ở mức độ cao, hoàn chỉnh.

2. Luật pháp và quân đội

* Luật Pháp:

– 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thử (bộ luật đầu tiên).

– Thời Trần: Hình luật.

– Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Cuối chiều hình luật.

-> Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

* Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm:

+ Cấm binh (Bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước.

+ Ngoại binh: tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại

* Đối nội:

– Quan tâm đến đời sống nhân dân.

– Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.

* Đối ngoại: với nước lớn phương Bắc:

+ Quan hệ hoà hiếu.

+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

– Với Chăm pa, lào, Chân Lạp có lúc thân thiết, có lúc xảy ra chiến tranh.