ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ ( LỊCH SỬ 12 )

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ

1- Phần lịch sử thế giới (1945-2000)

– Nhắc lại nội dung từ bài 1 đến bài 10 và đi vào trọng tâm ôn tập.

– Cho các em một số câu hỏi ôn tập, kết hợp phát vấn làm rỏ vấn đề.

Câu 1 : Những quyết định quan trọng Hội nghị Ian ta (2/1945)

Câu 2 : LHQ : Sự hình thành, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò, mqh với VN.

Câu 3 : Liên Xô : thành tựu XD CNXH từ 1945-1/2 đầu những năm 70, nguyên nhân sụp đổ ?

Câu 3 : Trung Quốc : Đường lối mới 12/1978-nay : Thành tựu, ý nghĩa ?

Câu 4 : Các nước ĐNÁ : Những biến đổi lớn sau CTTG 2, CM Lào, CPC ; ASEAN : Sự thành lập, quá trình phát triển, VN và Asean.

Câu 5 : Ấn độ : quá trình giành độc lập, thành tựu XD và phát triển đất nước.

Câu 6 : Các nước châu Ph, MLT : Qua trình ĐT giành độc lập.

Câu 7 : Nước Mĩ : Sự phát triển kinh tế (1945-1973) ? Nguyên nhân của thành tựu ?

Câu 8 : Nhật Bản : Sự phát triển kinh tế (1945-1973) ? Nguyên nhân của thành tựu ?

Câu 9 : Tây Âu : Sự phát triển kinh tế (1945-1973) ? Nguyên nhân của thành tựu ?

Câu 10 : Quan hệ quốc tế trong và thời kì sau chiến tranh lạnh : nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.

2- Phần lịch sử Việt Nam (1919-1954)

– Nhắc lại nội dung từ bài 1 đến bài 10 và đi vào trọng tâm ôn tập.

– Cho các em một số câu hỏi ôn tập, kết hợp phát vấn làm rỏ vấn đề.

Câu 1: Tình hình phân hóa xã  hội Việt Nam  sau CTTG I.

Câu 2: Tình hình thế giới sau CTTG I đã có ảnh hưởng như thế nào đế cách mạng  Việt Nam?

Câu 3: Nguyễn Ái Quốc  và vai trò của Người  trong việc chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam

Câu 4: Những nét chính sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam và quá trình đấu tranh từ “tự phát” lên “tự giác” của phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 5: Nét chính sự hình thành 3 tổ chức cộng sản và sự hợp nhất 3 tổ chức thành Đảng Cộng Sản  Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử của việc xuất hiện 3 tổ chức cộng sản và thành lập Đảng Cộng Sản  Việt Nam.

Câu 6: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh.

Câu 7: Cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936 – 1939

Câu 8: Tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật – Pháp. Hội nghị 8 BCH TW Đảng

Câu 9: Cách mạng tháng Tám, nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm; sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ý nghĩa lịch sử

Câu 10: Những nét chính về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám

Câu 11: Đảng và nhân dân ta từng bước thoát ra khỏi những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám.

Câu 12: Vì Đảng và nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? Nội dung cơ bản của “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”; bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” và tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi”

Câu 13: Thắng lợi lớn ở Việt Bắc Thu Đông (1947), Biên giới Thu Đông (1950), chiến thắng Đông Xuân (1953 – 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

 3. Phần hướng dẫn làm bài thi: theo một số yêu cầu sau:

* Phần trắc nghiệm: Đọc câu dẫn thật kĩ chọn đáp án đúng nhất, tránh hiện tượng nhầm lẫn, nên đánh nháp sau đó dò lại để quyết định đáp án cần chọn.

* Phần tự luận:

  1. Học sinh có thể soạn nội dung theo câu hỏi hoặc bài để học, yêu cầu nội dung gồm những ý chính cơ bản.
  2. Soạn trong vở ôn tập và phải nắm từng sự kiện đồng thời phải hiểu để trình bày trong bài làm.
  3. Tránh tình trạng học thuộc nhưng ko hiểu sẽ nhanh quên và ko thể làm bài được.
  4. Khi nhận đề phải đọc kỉ đề, sử dụng 3 đến 5 phút để đọc, phân tích, lập dàn ý sơ lược.
  5. trong quá trình làm bài, nhớ nội dung liên quan, có nảy những ý mới cần khẩn trương ghi ra giấy nháp để bổ sung ngay.
  6. Đặc vấn đề để giải quyết đề bài cần ngắn gọn, cô đọng. Tránh dàn trải mất thời gian mà không hiệu quả.
  7. Trong quá trình làm bài phải phân chia thời gian cho hợp lí, để cuối giờ giành 2 đến 4 phút đọc kiểm tra nội dung trước khi nộp bài.