IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH (1961-1965):
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
* Hoàn cảnh:
– Cách mạng 2 miền có những bước tiến quan trọng
– Từ 5->10 – 9 – 1960: Đảng Lao động VN tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội
* Nội dung:
– Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng từng miền
+ Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
+ Cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền Nam
+ Cách mạng 2 miền có mối quan hệ mật thiết gắn bó, tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà.
– Thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961-1965)
– Bầu BCH.TW mới do Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất
* Ý nghĩa:
Mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quá trình xây dựng đường lối CM XHCN MB và đấu tranh thống nhất nước nhà.
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965):
– Công nghiệp:
+Năm 1965 : Sản lượng CN tăng 3 lần so với 1960
+ CN quốc doanh chiếm 93%, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
– Nông nghiệp:
+ Công trình thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải được xây dựng
+ Nhiều hợp tác xã đạt, vượt năm 5 tấn/ha
– Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường
– Giao thông trong nước và quốc tế thuận lợi hơn
– Hệ thống giáo dục phát triển nhanh
– Y tế được đầu tư phát triển
* Nhận xét:
– Củng cố vững chắc MB, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với miền Nam
– Làm thay đổi bộ mặt miền Bắc
V. Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ (1961-1965)
1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ ở miền Nam
*Hoàn cảnh ra đời:
– Cuối năm 1960 hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai họ Ngô bị thất bại → Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt’
– Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới Được tiến hành bằng quân đội tay sai,dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh của Mỹ.
* Âm mưu: Dùng người Việt đánh nguời Việt
*Biện pháp: (thủ đoạn)
– Mỹ viện trợ quân sự cho Diệm, đưa nhiều cố vấn quân sự vào MN
– Tăng cường lực lượng nguỵ quân, trang bị hiện đại “trực thăng vận, thiết xa vận”
– Dồn dân, lập “ấp chiến lược” coi đây là quốc sách
-Hành quân, càn quét,tiêu diệt lực lượng cách mạng
-Phá hoại MB, phong toả biên giới, chặn sự chi viện vào MN
* Mục tiêu: Bình định MN trong 18 tháng (k/h Stalây- Taylo) và bình định có trọng điểm MN trong 2 năm(k/h Giônxơn- Mác Namara)
2. Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt “của Mỹ :
* Trên mặt trận chống, phá ấp chiến lược.
Ta đã phá tan kế hoạch lập ấp chiến lược của địch
– Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70 % nông dân MN vẫn do cách mạng kiểm soát.
* Trên mặt trận quân sự:
– 2 – 1- 1963, Chiến thắng Ấp Bắc ( Mỹ Tho) đánh bại cuộc hành quân của 2.000 binh lính QĐ Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy→ chứng minh quân và dân MN có khả năng đánh bại “chiến tranh đặc biệt” mở ra PT thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.
* Trên mặt trận chính trị:
-Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi, đặc biệt ở các đô thị: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn .Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của “đội quân tóc dài” và tín đồ Phật giáo…
– Phong trào CMMN làm suy yếu Chính quyền Diệm Mĩ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (1/11/ 1963).
– Đông Xuân (1964-1965), ta giành thắng lợi ở Bình Giã (Bà Rịa), thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)…quân đội Sài Gòn có nguy cơ tan rã→“chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
– Đến giữa năm 1965 “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản hoàn toàn
* Ý nghĩa:
– Thất bại có tính chất chiến lược lần thứ 2 của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang CLCTCB, trực tiếp đưa quân Mĩ vào chiến trường MN.
– Cổ vũ miền Bắc, tạo nên thế và lực mới cho cách mạng 2 miền.