Ôn tập Văn 6 – Văn Miêu Tả

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6

A/ VĂN BẢN:

I. Truyện và kí :

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học :
STTTên tác phẩm ( hoặc đoạn trích)Tác giảThể loạiNội dungNghệ thuậtÝ nghĩa
1Bài học đường đời đầu tiên

( trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô HoàiTruyện

( Đoạn trích )

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học  đường đời đầu tiên cho mình.– Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

– Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.

– Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.

– Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác khiến ta phải ân hận suốt đời.

 

2Sông nước Cà Mau

( trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn GiỏiTruyện

( Đoạn trích)

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam Tổ quốc-Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.

– Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính  xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.

– Sử dụng ngôn ngữ địa phương.

– Kết hợp miêu tả và thuyết minh.

Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
3Bức tranh của em gái tôiTạ Duy AnhTruyện ngắnQua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.– Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.

– Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.

Tình cảm trong sáng nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
4Vượt thác

(Trích

”Quê nội ”

)

Võ QuảngTruyện

( Đoạn trích )

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩPhối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình , hành động của con người.

Sử dụng phép nhân hóa so sánh phong phú và có hiệu quả.

Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.

Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về người lao động ; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
5Buổi học cuối cùngAn-Phông-xơ Đô-ĐêTruyện ngắn PhápQua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An- dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh căm động cuat thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu lên chân lí: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù”…– Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

– Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng suy nghĩ, ngoại hình.

– Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.

-Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

– Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập, tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.

6Cô Tô

(Đoạn trích )

 

Nguyễn Tuân

(Tùybút )

Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô– Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.

– Sử dụng các phép so sánh mới  lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.

– Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
7Cây tre Việt NamThép MớiCây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.

Xây dựng hình ảnh phong phú chọn lọc vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.

Lựa chọn lời văn giàu nhịp điệu và có tính biểu cảm cao.

Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
8Lòng yêu nước( Trích trong báo” Thử lửa ”

 

I-li-a Êren Bua

( Nga )

Tùy bút

Chính luận

Bài văn thể hiện lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lí : “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất …Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.

Kết hợp sự miêu tả tinh tế chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.

Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước lô-gic và chặt chẽ.

Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu  những gì gần gũi thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê -ren -bua truyền tới.
9Lao xaoDuy Khán

 

Hồi kí tự truyệnMiêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gianNghệ thuật miêu tả tự nhiên sinh động và hấp dẫn.

Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.

Lời văn giàu hình ảnh.

Việc sử dụng các phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn về đối tượng đượcmiêu tả.

Bài văn đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời  cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên.