Ôn tập Văn 6 – chữa lỗi chủ vị và dấu câu

IV. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ:

 Câu thiếu chủ ngữCâu thiếu vị ngữCâu thiếu  cả chủ ngữ lẫn vị ngữCâu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
Ví dụ sai.– Với kết quả của năm học đầu tiên ở Trường Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều.

 

Bạn Trang, người học giỏi nhất lớp 6B.Mỗi khi đi qua cầu Bồng Sơn.Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.
Cách chữa– Thêm chủ ngữ cho câu.

– Biến trạng ngữ thành chủ ngữ.

– Biến vị ngữ thành cụm chủ- vị.

– Thêm vị ngữ cho câu.

– Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của cụm chủ-vị.

– Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của vị ngữ.

– Thêm chủ ngữ và vị ngữ.

 

– Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới. ( câu ghép)

– Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và  cho em một cây bút mới. ( một chủ ngữ, hai vị ngữ)

V. Dấu câu:

                                                      Dấu kết thúc câu ( đặt ở cuối câu )

 

            Dấu chấm           Dấu chấm hỏi         Dấu chấm than
– Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật( đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến)

– Ví dụ : Tôi đi học.

Bạn hãy cố học đi.

-Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn .

 

– Ví dụ : Bạn làm bài toán chưa?

-Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán .

 

– Ví dụ : Hôm nay, trời đẹp quá !

Dấu phân cách các bộ phận câu ( đặt trong nội bộ câu)

– Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu .

– Ví dụ : Hôm nay, tôi đi học . ( dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu )

Lớp 6a1, lớp 6a2, lớp 6a3/ vừa hát, vừa múa đẹp quá. ( dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ, vị ngữ với vị ngữ)