Ôn tập Văn 6 – Câu và cấu tạo câu

III. Câu và cấu tạo câu :

1. Các thành phần chính của câu :

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ                 Vị ngữ                          Chủ ngữ
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.– Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?

– Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

– Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

– Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật,

hiện tượng có hoạt động,đặc điểm, trạng thái,… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời

cho các câu hỏi: Ai?Con gì?…

– Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ,

tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng

có thể làm chủ ngữ.

– Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

VD : Trên sân trường, chúng em/ đang vui đùa.  

2. Cấu tạo câu :

  Câu trần thuật đơnCâu trần thuật đơn có từ làCâu trần thuật đơn không có từ là
Khái niệmLà loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến .– Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành.Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ( cụm động từ) hoặc tính từ( cụm tính từ)…cũng có thể làm vị ngữ.

– Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

– Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

– Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

+ Câu miêu tả : chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm…của sự vật nêu ở chủ ngữ.

VD: Con chim / đang bay.

+ Câu tồn tại : vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

VD: Trong nhà/ có khách

Ví dụTôi đi về.Mèn trêu chị Cốc/ là dại.Chúng tôi đang vui đùa.