Ôn tập Văn 6 – Tiếng Việt các loại từ đã học

Ôn tập Văn 6 ( tiếp ) – Tiếng Việt các loại từ đã học

B/ TIẾNG VIỆT :

I. Các từ loại đã học :

  1. Học kì I : Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
  2. Học kì II : Phó từ .
      Phó từ là gì                                             Các loại phó từ
Phó từ đứng trước động từ, tính từPhó từ đứng sau động từ, tính từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

 

Ví dụ : Dũng đang học bài .

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa :
– về thời gian ( đã, đang, sẽ…)

–  về mức độ ( rất, hơi, quá…), – sự tiếp diễn tương tự

( cũng, vẫn, cứ, còn…)

– sự phủ định

( không, chưa, chẳng)

– sự cầu khiến ( hãy, chớ, đừng) cho động từ.

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ

( quá, lắm…), về khả năng

( được…),

về khả năng ( ra, vào, đi…)

II. Các biện pháp tu từ trong câu :

 So sánhNhân hóaẨn dụHoán dụ
Khái niệmLà đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Là gọi tên sự vật, hiện tượng,khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ

gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụMặt trăng tròn như cái đĩa bạc.Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ( ăn quả : hưởng thụ; trồng cây : người làm ra)Lớp ta học chăm chỉ.
Các kiểu2 kiểu :

+ So sánh ngang bằng,:

( Từ so sánh: như, giống như, tựa, y hệt, y như, như là…)

+so sánh không ngang bằng. ( Từ so sánh:hơn, thua, chẳng bằng,khác hẳn, chưa bằng…)

3 kiểu nhân hóa :

– Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

VD: Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đến nhà lão Miệng

– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

VD: Con mèo nhớ thương con chuột

– Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này.

4 kiểu ẩn dụ thường gặp:

– Ẩn dụ hình thức.

– Ẩn dụ cách thức

– Ẩn dụ phẩm chất.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

4 kiểu:

– Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

– Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.

– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng