Chương IV: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Bài 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ, nguyên nhân của việc nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
– Nhiệm vụ của cách mạng hai miền giai đoạn 1954-1965.
+ Miền Bắc: Hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng DTDCND, khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện cách mạng XHCN.
+ Miền Nam: Tiếp tục cách mạng DTDCND, chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn
-Thành tựu của miền Bắc giai đoạn 1954-1960 trong hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất và những khó khăn, yếu kém, sai lầm khuyết điểm trong quản lý xã hội ở miền Bắc.
2. Kỹ năng:
– Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ cách mạng từng miền, âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
– Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét các tranh, ảnh trong SGK, qua đó nhận thức lịch sử.
3. Thái độ:
Giúp học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ, tinh thần yêu nước, yêu quê hương, tình cảm ruột thịt Bắc –Nam.
4. Năng lực hướng tới:
Biết được sau hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta bị chia thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến. Miền Bắc được giải phóng tiến hành XDCNXH; miền Nam bị Mĩ xâm lược, ND miền Nam thực hiện cuộc KCC Mĩ cứu nước.
NỘI DUNG BÀI HỌC:
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
1. Đặc điểm tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ.
* Miền Bắc:
– 10 – 10 – 1954, quân ta vào tiếp quản Hà Nội
– 1 – 1 – 1955 Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô.
– 16 – 5 – 1955 toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải phòng)
-> MB nước ta được hoàn toàn giải phóng.
* Miền Nam:
– Giữa 5 – 1956 Pháp rút toàn bộ quân khỏi Miền Nam khi chưa tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc.
– Mỹ từng bước thay thế Pháp, dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm , thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến MN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.
* Nhiệm vụ của CM VN trong thời kì mới:
– Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa MB tiến lên CNXH.
– Tiếp tục cách mạng DTDCND ở MN, thực hiện hoà bình thống nhất đất nước.
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất(1954-1960).
1. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957).
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất .
– Thực hiện 2 năm (1954 – 1956) : Tiến hành tiếp đợt 6 giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất ở 22 tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
– Kết quả: Qua 5 đợt cải cách RĐ đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 81 vạn hec ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân.
-Sai lầm: kịp thời sữa sai
– Tác dụng:Bộ mặt nông thôn MB thay đổi, khối LMCN củng cố
b. Khôi phục kinh tế, hàn găn vết thương chiến tranh.
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội(1958-1960)
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960):
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm. giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)
2. Phong trào “Đồng khởi”(1959-1960).
*a. Hoàn cảnh lịch sử:
– Những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm tăng cường khủng bố PT đấu tranh của quần chúng, đề ra luật 10/59, đặt CS ra ngoài vòng pháp luật…
– 1 – 1959: Hội nghị Trung ương lần XV quyết định: Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
(Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang)
b. Diễn biến:
– Ngày 17 – 1 – 1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện
Mỏ Cày (Bến Tre) phá vở từng mản chính quyền địch.
– “Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. đến 1960, đã làm chủ nhiều thôn, xã ở NBộ, ven biển TBộ và Tây Nguyên.
c. Kết quả:
Cuối 1960, có 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên được giải phóng(khoảng 1 nửa hệ thống chính quyền địch ở thôn, xã trên toàn MN)
d. Ý nghĩa:
– Giáng 1 đòn mạnh vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm
– Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam: Từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
– Từ trong khí thế đó, ngày 20 – 1 – 1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.