Trắc nghiệm Ngữ văn 10 – Bài 1

Trắc nghiệm Ngữ văn 10

Bài 1:

Câu 1. Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác nào?

  1. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt Nam
  2. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt
  3. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay
  4. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay

Câu 2. Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?

  1. Văn học dân gian và văn học viết
  2. Văn học dân gian và văn xuôi
  3. Văn học dân gian và thơ
  4. Văn học dân gian và kịch

Câu 3. Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?

  1. Văn học dâ gian là sáng tác tập thể
  2. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng
  3. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng
  4. Khi người trí thức(*) tham gia sáng tác vhdg thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của (*)

Câu 4. Thể loại nào dưới đây không phải của văn học dân gian?

  1. Thần thoại
  2. Ca dao
  3. Kịch nói
  4. Chèo
Câu 5. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về văn học viết?
  1. Văn học viết là những sáng tác ngôn từ bằng chữ viết
  2. Văn học viết là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức
  3. V/học viết là những s/tác của người trí thức, đc ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả.
  4. Cả 1 và 2

Câu 6. Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào?

  1. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ
  2. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ , tiếng Pháp
  3. Chữ hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Anh
  4. Chữ hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh

Câu 7. Theo sách giáo khoa, văn học viết Việt Nam từ xưa đến nay đã vận động qua mấy thời kì?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Năm

Câu 8. Hai thời đại lớn của lịch sử văn học viết Việt Nam được quy ước gọi là gì?

  1. Văn học cổ đại và văn học hiện đại
  2. Văn học cổ đại và văn học trung đại
  3. Văn học trung đại và văn học cận đại
  4. Văn học trung đại và văn học hiện đại

Câu 9. Nền văn học viết Việt Nam chính thức hình thành vào thời gian nào?

  1. Thế kỉ I, khi Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định, xưng vương và đống đô ở Mê Linh
  2. Thế kỉ X, khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giành được độc lập cho dân tộc
  3. Thế kỉ XI, khi Lí Thái Tổ dời đô ra Thăng Long
  4. Cả 1, 2 và 3 đều sai

Câu 10. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Hán?

  1. Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)
  2. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
  3. Thăng Long thành hoài cổ (Bá Huyện Thanh Quan)
  4. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

Câu 11. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Nôm?

  1. Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)
  2. Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)
  3. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
  4. Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

Câu 12. Dòng nào dưới đây không nói lên thành tựu nghệ thuật của văn học Việt Nam?

  1. Xây dựng hệ thống thể loại văn học dân tộc
  2. Xây dựng tiếng Việt thành một ngôn ngữ văn học
  3. Tiếp thu, sáng tạo kinh nghiệm nghệ thuật của văn học thế giới
  4. Nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn Việt Nam

Câu 13. Hoạt động giao tiếp là gì?

  1. Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội
  2. Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết)
  3. Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
  4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng

Câu 14. Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào?

  1. Quan hệ song song
  2. Quan hệ tương tác
  3. Quan hệ nhân quả
  4. Quan hệ tương phản