Cảm nhận về hình tượng nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa ( đề thi tốt nghiệp THPT )

Cảm nhận về hình tượng nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa ( đề thi tốt nghiệp THPT )

Đề: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nghệ sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.

GỢI Ý

1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

– Là nhà văn khao khát đi tìm hạt ngọc ấn giấu trong tâm hồn con người, là người mở đường tinh hoa nhất, không chấp nhận tác phẩm văn học minh họa.

– Sau 1975, Nguyễn Minh Châu đi vài các đề tài ở góc độ thế sự, đời tư, các vấn đề của cá nhân.

– Từ thập niên 1980 ông thiên về cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hòan thiện nhân cách.

2. Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùng

– Phùng là người yêu nghề, sống có trách nhiệm, là nghệ sĩ có tài năng

– Phùng là nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp qua phát hiện bức tranh đầy thơ mộng.

– Phùng thể hiện cái nhìn nhà văn về cuộc sống qua phát hiện nghịch lí về cuộc đời:

* Từ hai phát hiện quan trọng của nghệ sĩ Phùng chúng ta có thể rút ra bài học sau về cách nhìn con người và cuộc sống:

+ Cuộc sống luôn đa chiều và phức tạp hơn vẻ ngoài của nó.

+ Nghệ thuật xét đến tận cùng là vì con người, càng cần thái độ và cái tâm của người nghệ sĩ. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống.

* Đánh giá về nhân vật

+ Cuộc sống của những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, sống chung với nó. Nên nhìn cuộc sống ở đa chiều.

+ Cần có khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nghệ thuật. Nhưng phải tiếp cận đời sống, đi sâu vào cuộc đời

+ Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc của lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn.

* Quan niệm nhà văn về mối quan hệ giữa đời sống và nghệ thuật

– Sáng tạo nghệ thuật là đi tìm cái đẹp đích thực: luôn muốn tìm dến cái đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ. Cái đẹp trong bản thân nó đã bao hàm cái thiện.

– Cuộc sống là vô tận và có muôn vàn bí ẩn, nhiều nghịch lí, nhiều bi kịch ẩn chứa sau vẻ đẹp hình thức mà người nghệ sĩ cần đi sâu khám phá.

– Nghệ thuật cần khám phá, miêu tả và thề hiện cuộc sống từ những chiều kích khác nhau. Thế giới nghệ thuật là thế giới hàm chứa trong nó các tầng khác nhau của hiện thực

– Cái đẹp, nghệ thuật đích thực không bao giờ tách rời cuộc sống của con người; người nghệ sĩ chân chính phải cất lên tiếng nói vì con người, đặc biệt là những kiếp người cùng khổ.

* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

– Ngôi kể: trần thuật ngôi thứ nhất, người kể là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng xưng tôi kể về mình, về câu chuyện mình chứng kiến, nhằm tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, giàu sức thuyết phục tạo tính chân thật cho câu chuyện, thuận lợi cho việc biểu hiện những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật tôi là hóa thân cho tác giả, nhằm bộc lộ quan diểm nghệ thuật của mình.

– Tạo tình huống  bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống, để làm bật lên tính cách nhân vật. Tình huống bên ngoài là sự gặp gỡ giữa Phùng và các thành viên trong gia đình. Tình huống bên trong là nhận thức của Đẩu và Phùng về nghịch lí cuộc đời.

– Ngôn ngữ, giọng điệu: đa dạng, sinh động, luôn luôn biến hóa; đan xen lời nửa trực tiếp, giọng điệu lúc tự nhiên, lúc nghiêm trang, lúc hài hước dí dỏm, lúc giàu chất triết lí.

3. Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để thấy sự thống nhất và khác biệt trong quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.

* Giới thiệu về nhân vật Vũ Như Tô  và quan niệm nhà văn

– Là nghệ sĩ tài ba, có hoài bão, khao khát sáng tạo cái đẹp

– Vĩ quá say đắm sáng tạo nghệ thuật nên dẫn đến xa rời thực tế đời sống, càng sáng suốt trong nghệ thuật bao nhiêu thì càng mê muội trong toan tính đời thường

– Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường nhân dân, đứng trên lập trường cái đẹp mÀ không đứng trên lập trường của cái thiện.

– Khi mộng lớn không thành thì tâm trạng không thoát khỏi ảo vọng, không tin việc cao cả của mình là tội ác, không tin vinh quang của mình lại bị rẻ rúng nghi ngờ.

a.Thống nhất

– Cái đẹp phải gắn với cái thiện, cái đạo đức

– Văn học phải gắn bó với hiện thực cuộc sống, với nhân dân, lấy con người làm cốt lõi. Nếu không nó sẽ huyền ảo, xa vời, không còn giá trị.

– Trong sáng tạo người nghệ sĩ phải đam mê trong lao động, phải khát khao tìm kiếm cái đẹp lí tưởng, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ thuật chân chính phải luôn vì nhân sinh không chỉ bó hẹp nghệ thuật vị nghệ thuật.

– Cả 2 tác phẩm đều xây dựng nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chưa thấy rõ sự đối lập nên dẫn đến kết cục đáng buồn: Phùng thấy được mặt trái sự việc và đã kịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô phải lấy cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình.

b. Khác biệt

– Hai tác phẩm phản ánh hai thời kì khác nhau: thời phong kiến với sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516, 1517 dưới triều Lê Tương Dực; thời kì đổi mới đất nước những năm 1980.

– Nguyễn Minh Châu :

+ Từ tương phản giữa cái đẹp nghệ thuật và cuộc sống đầy rẫy ngang trái, nhà văn gợi mở những vấn đề mới vô cùng triết lí cho sáng tạo nghệ thuật, qua thể loại truyện ngắn

+ Đưa ra quan niệm văn học phải phản ánh đúng bản chất hiện thực, văn học phải vì con người, nhà văn phải có dũng khí, phải nhìn cuộc sống đa chiều trên tinh thần nhân đạo.

– Nguyễn Huy Tưởng :

+ Nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử bằng thể loại kịch, để lại ấn tượng cho người đọc về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và đời sống.

+ Xem nghệ thuật phải trên lập trường và lợi ích nhân dân, thống nhất với cái thiện. Như vậy tác phẩm mới có giá trị và trường tồn.