Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX

Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX

Hoàn cảnh lịch sử:

Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất -> văn học nước sang một giai đoạn mới và tinh thần của con người không còn như trước nữa nhưng văn học vẫn còn tiếp tục vận động theo quán tính tạo ra hiện tượng lệch pha giữa người cầm bút và quần chứng văn học.

– Từ năm 1980 trở đi, văn học đã đề cập đến những vấn đề không được nhắc đến trước 1975. Nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề, mất mát trong chiến tranh.

+ Xuất hiện những cây bút chống tiêu cực

+ Quan điểm nghệ thuật cũng thay đổi, tiêu chí văn hóa và bản sắc dân tộc được đề cao.

* Nhìn lại toàn bộ giai đoạn này ta thấy văn học từ 1975 đến hết thế kỷ XX đã đạt được một số thành tựu và hạn chế sau:

1. Thành tựu

a. Đổi mới về ý thức nghệ thuật của người cầm bút

– Hầu hết các nhà văn, nhà thơ đều chung một quan niệm, một suy nghĩ không thể viết như cũ được.

– Phải có cái nhìn hiện thực sâu sắc, không đơn giản một chiều.

– Con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá.

– Các nhà văn đã thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân, muốn tự khẳng định mình, muốn tự tạo cho mình một tiếng nói riêng, một phong cách riêng.

b. Những thành tựu về thể loại

– Về văn xuôi, thời gian đầu phóng sự, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu phát triển mạnh. Về sau nghệ thuật kết tinh ở một số truyện ngắn, cây bút tiêu biểu là Lưu Quang Vũ, Nguyễn Minh Châu.

– Về thơ nổi lên PT viết trường ca ở các nhà thơ xuất thân từ quân đội, tiêu biểu là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh. Ngoài ra, xuất hiện một số nhà thơ đáng chú ý.

– Về lý luận phê bình văn học:

+ Có nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi xung quanh vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị, văn học và hiện thực.

+ Tiêu chí đánh giá có những chuyển đổi nhất định, chú ý nhiều hơn đến giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của văn học.

c. Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật

– Nội dung:

+ Có sự đổi mới trong quan niệm về con người: Trước 1975, văn học chủ yếu quan tâm đến con người đòi công, con người lịch sử là nhân vật của sử thi. Sau 1975 con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường.

+ Cảm hứng thế sự tăng mạnh, cảm hứng sử thi giảm dần. Văn học quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân.

– Về nghệ thuật: Phương thức trần thuật trở nên đa dạng hơn, giọng điệu trần thuật phong phú hơn, ngôn ngữ văn học gắn với hiện thực đời thường hơn.

2. Hạn chế

Một số cây bút chạy theo thị hiếu thấp kém của một số bộ phận công chúng, biến các sáng tác văn học thành một thứ hàng hóa để câu khách khiến cho nền văn học khó tránh khỏi biểu hiện xuống cấp.