Văn học từ cách mạng tháng 8/1945-1975

Văn học từ cách mạng tháng 8/1945-1975

I. Hoàn cảnh lịch sử:

Đây là giai đoạn có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: đất nước ta trải qua 2 cuộc chiến tranh cứu nước à chiến tranh là h/c bất thường, vì thế VH mang đặc điểm khác thường của chiến tranh. ĐK giao lưu với nước ngoài rất hạn chế nên VH giai đoạn này có những thành tựu đặc điểm riêng tương ứng với hoàn cảnh lịch sử ra đời của nó.

II. Những đặc điểm cơ bản

1. Nền Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu

– Văn học ăn nhịp với từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm vụ của đất nước. Văn học trở thành vũ khí chiến đấu, phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Nhà văn trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.

– Văn học phản ánh cuộc chiến toàn dân toàn diện.

 + Tác giả, nhà văn: Mọi tầng lớp nhân dân

 + Con người chủ yếu được khai thác ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị và tinh thần cách mạng.

 + Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người là lý tưởng độc lập tự do, tinh thần chiến đấu chống xâm lược, thái độ với chủ nghĩa xã hội. Tình cảm sâu sắc đẹp đẽ nhất là t/c với đồng chí đồng bào, tình giai cấp, t/c với tổ quốc với lãnh tụ, với Đảng.

 +  Con người trong vh là con người lịch sử, con người cộng đồng, nv trung tâm, người chiến sĩ và phục vụ chiến đấu.

2. Nền Văn học hướng về đại chúng.

– Tính đại chúng: vừa là đối tượng thể hiện, vừa là công chúng của vh, vừa là lực lượng sáng tạo.

– Nền VH đại chúng thể hiện ở:

 Về Nội dung:

+ Thể hiện cách hiểu mới với quần chúng, nhân dân là người làm nên lịch sử.

+ Ca ngợi quần chúng qua hình ảnh đám đông đầy sức mạnh, qua những nhiệm vụ anh hùng kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân.

+ Khẳng định sự đổi mới của nhân dân nhờ cách mạng.

Về Nghệ thuật:

Để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân, hình thức NT phải quen thuộc, dễ hiểu, trong sáng, giản dị, kế thừa những nét đẹp của truyền thống, VH dân gian trong nhân dân.

 Nền VHND rất quan tâm phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ sáng tác từ nhân dân.

3. Nền VH mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

a. Khuynh hướng sử thi

– VH không nói đến số phậm cá nhân mà nói tới số phận của cộng đồng, dân tộc trước thử thách quyết liệt của lịch sử.

-VH chỉ phản ánh những sự kiện có tính chất toàn dân, những vấn đề trọng đại liên quan tới đời sống của dân tộc, đất nước.

– NV chính là những người anh hùng đại diện cho phẩm chất chung của cộng đồng dân tộc .

– Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi cao người cần bút mang danh cộng đồng mà ngợi ca những người anh hùng mang gương chói lọi.

b. Cảm hứng lãng mạn: Luôn gắn với khuynh hướng sử thi.

– Con người đứng trong thực tại, trong hi sinh gian khổ nhưng luôn hướng về lý tưởng, về tương lai, đó là sức mạnh to lớn đẻ họ vượt lên thử thách, tạo nên những kỳ tích phi thường.

– Trong thơ, cảm hứng lãng mạn thể hiện ở niềm tin phơi phới hướng về lý tưởng và ngày mai. Còn trong văn xuôi, nó lại được thể hiện ở hướng vận động của cốt truyện, của số phận nhân vật, tất cả đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ à niềm vui, từ hiện tại tới tương lai đầy hứa hẹn.

III. Những thành tựu và  hạn chế

– Thành tựu: Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử, những đóng góp về tư tưởng nối tiếp phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng truyền thống nhân đạo, những thành tựu về NT.

– Hạn chế: VH thể hiện con người một cách đơn giản, xuôi chiều, phiến diện, công thức, yêu cầu về phẩm chất của tác phẩm nhiều khi bị hạ thấp.