Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu ( 1945-1991 )

Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70.

1. Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70.

* Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới (1945 – 1950):

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù là nước thắng trận, song Liên Xô lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất. Do vậy, Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950).

– Kết quả: Công – nông nghiệp đều khôi phục, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng. Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng (chỉ hết 4 năm 3 tháng). Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũkhí nguyên tử của Mỹ.

Kết luận:

+ Bước khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước thắng trận song lại là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất cả về người và của: hơn 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn vạn làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá. Do vậy, Liên Xô phải bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950).

+ Với truyền thống tự lực tự cường và với bản lĩnh kiên cường của con người XHCN, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch khôi phục kinh tế trước thời hạn 9 tháng. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều hồi phục.

Đặc biệt, năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ..

+ Việc hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng CNXH về sau đạt được nhiều thành tựu to lớn.

* Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN (1950 – nửa đầu những năm 70).

– Liên Xô tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.

– Thành tựu đạt được rất to lớn:

  + Công nghiệp: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, đi đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

  + Nông nghiệp: Trung bình hàng năm tăng 16% dù gặp nhiều khó khăn.

 + Khoa học kỹ thuật đạt tiến bộ vượt bậc: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

 + Văn hóa – xã hội có nhiều biến đổi, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học. Xã hội luôn giữ được ổn định về chính trị.

  + Đối ngoại: chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

* Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường Quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành cường quốc XHCN và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

– Bổ sung:

 + Tuy nhiên, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô thời kỳ này đã phạm những thiếu sót và sai lầm. Đó là tư tưởng chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn như đề ra kế hoạch “Xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong vòng 15 – 20 năm”, hoặc vẫn duy trì nhà nước tập trung, quan liêu, bao cấp; 

 + Không tôn trọng những quy luật khách quan về kinh tế ( trong công nghiệp thiếu sự phát triển cân đối hài hòa giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ); thiếu dân chủ và công bằng xã hội.

 + Tuy thế, lúc này những thiếu sót, sai lầm đó chưa dẫn tới trì trệ và khủng hoảng sâu sắc như từ cuối những năm 70. Lúc này, nhân dân Liên Xô vẫn hăng hái, tin tưởng vào công cuộc xây dựng CNXH, xã hội Xô viết vẫn ổn định.

II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991:

1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô:

– Xem TẠI ĐÂY

2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.

– Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu diễn ra kịch bản gần giống với Liên Xô. Sau các cuộc tổng tuyển cử tự do, các đảng phái tư sản đều thắng thế.

Các nước Đông Âu lần lượt rời bỏ XHCN: Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc… quay trở lại đi theo con đường TBCN; hầu hết các đảng của giai cấp công nhân đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau; tên nước, quốc kỳ, quốc huy và ngày quốc khánh đều được thay đổi lại. (phần giảm tải)

3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:

– Mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.

– Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến.

– Kh tiến hành cải tổ đã phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

– Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

* Bài học đối với Việt Nam.

+ Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dẫn đến hệ thống mang tính thế giới của các nước XHCN không còn tồn tại nữa. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của CNXH.

+ Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước XHCN ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới nhằm xây dựng một chế độ XHCN đúng với bản chất của nó, phù hợp với hoàn cảnh và truền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Nhân dân các nước XHCN trong đó có nhân dân ta, cần vững tin vào tương lai của CNXH, tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cố gắng hết mình vì sự nghiệp cải cách – đổi mới trên con đường XHCN.

+ Tham khảo thêm TẠI ĐÂY