Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

CHƯƠNG VI -BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

I- Các nguồn lực phát triển kinh tế

1- Khái niệm:

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế một lãnh thổ nhất định .

2- Các nguồn lực

– Nguồn lực vị trí địa lý (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông…)

– Tự nhiên (đất, khí hậu, khoáng sản, sinh vật…)

– Kinh tế – xã hội (dân cư, vốn, khoa học kỹ thuật…)

3- Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế

– Vị trí địa lý: Tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng.

– Nguồn lực tự nhiên: Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất –> tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

– Nguồn lực kinh tế – xã hội: Vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể

II- Cơ cấu nền kinh tế:

1- Khái niệm

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2- Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế

a/ Cơ cấu ngành kinh tế:

– Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng

– Các nước phát triển: Dịch vụ, công nghiệp chiếm tỷ lệ cao.

– Các nước đang phát triển: Nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng

– Việt Nam

b/ Cơ cấu thành phần kinh tế:

– Gồm nhiều thành phần kinh tế tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng.

– Gồm:

+ Khu vực kinh tế trong nước

+ Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài

c/ Cơ cấu lãnh thổ:

Gắn gó chặt chẽ với cơ cấu ngành bao gồm theo:

+ Toàn cầu

+ Khu vực

+ Quốc gia

+ Vùng