Bài 25: (Thực hành) Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

BÀI 25: THỰC HÀNH

PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI

Chuẩn bị: – Bản đồ treo tường: Phân bố dân cư và đô thị trên thế giới

I- Yêu cầu

– Xác định khu vực thưa dân và khu vực dân cư tập trung đông đúc.

– Nhận xét, giải thích

II- Hướng dẫn:

– Dựa vào bảng chú giải, nêu vùng thưa dân, đông dân

+ Đại bộ phận dân cư cư trú ở bán cầu Bắc, tập trung chủ yếu ở lục địa Á, Âu

+ Vùng đông dân: Đông Á, Nam Á, Tây Âu

+ Vùng thưa dân: Bắc Mỹ, Úc, Bắc Á,

Giải thích:

– Nhân tố tự nhiên: Dân cư, nguồn nhiều, địa hình, đất đai

– Nhân tố kinh tế – xã hội: Vai trò quan trọng hàng đầu

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

III. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Dựa vào hình 25 (trang 98 SGK Địa lý 10) hoặc Bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22 (trang 87,88 SGK Địa lý 10):

a. Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
b. Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đều như vậy?

Trả lời:

a. Sự phân bố dân cư:

Dân cư trên thế giới phân bố không đều. Đại bộ phận dân cư trú ở Bắc Bán cầu.
– Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Châu Âu….
– Các khu vực thưa dân: Châu đại Dương, Bắc và Trung Á, Bắc Mĩ (Canađa), Nam Mĩ (Amadôn), Bắc Phi…

b. Giải thích nguyên nhân:

– Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội.

* Nhóm nhân tố tự nhiên:

Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe con người, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất => dân cư tập trung đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp, châu thổ các con sông, các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ….).

– Những nơi có khí hậu khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh, mưa nhiều quá hoặc không có mưa, các vùng núi cao) => dân cư thưa thớt.

+ Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội:

– Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất => Thay đổi phân bố dân cư.
– Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ dân cư tập trung đông đúc hơn.
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn ở những khu vực mới khai thác…