CHƯƠNG IX: ĐỊA LÝ DỊCH VỤ
BÀI 35: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ
*Khái niệm dịch vụ: Là hoạt động kinh tế – xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp – xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
I- Cơ cấu, vai trò của ngành dịch vụ
1- Cơ cấu
Bao gồm:
– Dịch vụ kinh doanh (sản xuất): giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,…
– Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế,giáo dục, thể thao), cộng đồng.
– Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).
2- Vai trò
– Thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển
– Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.
– Khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học.
– Trên thế giới hiện nay, cơ cấu lao động của ngành dịch vụ tăng
– Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển: Hoa Kỳ 80% ; Tây Âu 50 – 79%
II- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố, phát triển ngành dịch vụ:
– Trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội: Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ
– Quy mô, cơ cấu dân số: Nhịp điệu cơ cấu dịch vụ
– Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư -> mạng lưới ngành dịch vụ
– Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.
– Mức sống, thu nhập thực tế: Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
– Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch
– Sự phát triển, phân bố ngành dịch vụ
III- Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới:
– Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (60%), nước đang phát triển (50%)
– Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn.
– Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ
– Các trung tâm giao dịch thương mại hình thành trong các thành phố lớn.